Ngành Quản lý Tài nguyên – Môi trường

Đến với Ngành học này, các bạn sẽ được trang bị đầy đủ: những kiến thức cơ bản về quản lý tài nguyên, môi trường; kỹ năng quản lý, nghiên cứu, đánh giá môi trường các vùng lãnh thổ; sử dụng các công cụ tin học, hệ thống thông tin địa lý và kỹ thuật viễn thám trong nghiên cứu môi trường; quản lý môi trường, quy hoạch môi trường, mô hình hóa môi trường; đề xuất các chính sách cho công tác bảo vệ môi trường; quan hệ tác động qua lại giữa con người và các hệ sinh thái trong tự nhiên, diễn biến và kiểm soát ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí;… Các bạn còn được tham gia nghiên cứu các quá trình xử lý lý, hóa, sinh học; thiết kế hệ thống xử lý và tái sử dụng chất thải, khí thải và chất thải rắn…
      GIỚI THIỆU
Khoa Sinh – Môi trường trực thuộc Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng có nhiệm vụ đào tạo đại học và sau đại học, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực Sinh học, Công nghệ sinh học, Môi trường vàSinh thái học. Trong nhiều năm qua, với thế mạnh của mình như: đội ngũ cán bộ giảng dạy, nghiên cứu khoa học được đào tạo chuyên sâu ở trong và ngoài nước, có nhiều kinh nghiệm trong nghiên cứu và giảng dạy đại học và sau đại học; hệ thống cơ sở vật chất, các phòng thí nghiệm với các trang thiết bị đồng bộ và hiện đại, Khoa đã đào tạo được hàng nghìn sinh viên bậc đại học các ngành: Cử nhân sư phạm Sinh học, Cử nhân khoa học Sinh – Môi trường, Cử nhân Quản lý Tài nguyên và Môi trường (QLTN & MT) và hàng trăm học viên cao học ngành: Sinh thái học.
Đứng trước những thách thức mới đặt ra cho toàn xã hội hiện nay về vấn đề quản lý tài nguyên và môi trường, đồng thời đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn về nguồn nhân lực chất lượng cao chuyên ngành QLTN & MT phục vụ cho sự phát triển bền vững KT-XH khu vực miền Trung – Tây nguyên, năm 2011 Khoa Sinh – Môi trường – Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN đã chính thức tuyển sinh ngành Cử nhân khoa học QLTN & MT. Đến với Ngành học này, các bạn sẽ được trang bị đầy đủ: những kiến thức cơ bản về quản lý tài nguyên, môi trường; kỹ năng quản lý, nghiên cứu, đánh giá môi trường các vùng lãnh thổ; sử dụng các công cụ tin học, hệ thống thông tin địa lý và kỹ thuật viễn thám trong nghiên cứu môi trường; quản lý môi trường, quy hoạch môi trường, mô hình hóa môi trường; đề xuất các chính sách cho công tác bảo vệ môi trường; quan hệ tác động qua lại giữa con người và các hệ sinh thái trong tự nhiên, diễn biến và kiểm soát ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí;… Các bạn còn được tham gia nghiên cứu các quá trình xử lý lý, hóa, sinh học; thiết kế hệ thống xử lý và tái sử dụng chất thải, khí thải và chất thải rắn…

NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

1. Giới thiệu chung
Thông tin về Ngành đào tạo
Khoa: Sinh – Môi trường
Ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Website: https://bio-env.ued.udn.vn/
Email: tdmau@ued.udn.vn
Facebook: Khoa Sinh – Môi trường
Điện thoại tư vấn: Trịnh Đăng Mậu 0948765483
Trần Ngọc Sơn 0973065083
Phùng Khánh Chuyên 0914000234
Link youtube giới thiệu Khoa hoặc ngành học:

Quản lý Tài nguyên và Môi trường (Natural resources and Environmental Management) là ngành học cung cấp những kiến thức cơ bản để quản lý các loại tài nguyên thiên nhiên và môi trường như: quản lý đất đai, quản lý tài nguyên nước, rừng, khoáng sản, khí hậu và môi trường.
Trong giai đoạn đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Đi cùng với vấn đề đó thì việc khai thác ồ ạt các nguồn tài nguyên thiên nhiên đã làm nảy sinh hàng loạt các vấn đề về gia tăng dân số, tài nguyên cạn kiệt, môi trường ô nhiễm… không những ở Việt Nam và còn trên toàn thế giới. Để bảo đảm cho các nguồn tài nguyên được khai thác, sử dụng hợp lý và bền vững thì cần đội ngũ nhân lực ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) có trình độ và tâm huyết.
Trên nhu cầu đó, ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường ra đời với mong muốn đào tạo được nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho vấn đề quản lý tài nguyên môi trường và phát triển bền vững. Sinh viên theo học ngành QL TN&MT được trang bị kiến thức nền tảng, áp dụng tri thức toán, khoa học tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội và nhân văn trong lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường; phân tích ảnh hưởng của chính sách, pháp luật trong công tác quản lý tài nguyên và môi trường; đánh giá công tác quản lý tài nguyên, môi trường để phục vụ mục tiêu phát triển bền vững; lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng nguồn tài nguyên và môi trường đáp ứng các yêu cầu về phát triển bền vững của Việt Nam và toàn cầu.
Bên cạnh kỹ năng mềm (kỹ năng tư duy phản biện, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm…), sinh viên còn được trang bị kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin và thiết bị hiện đại phục vụ hiệu quả công tác quản lý tài nguyên và môi trường; kỹ năng điều tra, thu thập, xử lý thông tin phục vụ việc giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường; thực hiện thành thạo các nghiệp vụ hành chính, pháp lý liên quan đến lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường.
2. Thông tin tuyển sinh
              * Mã ngành tuyển sinh: 52850101
            * Các phương thức và tổ hợp xét tuyển:
            – Xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT
Tổ hợp:

  1. Toán + Sinh học + Hóa (B00)
  2. Toán + Sinh học + Tiếng Anh (B08)
  3. Toán + Vật lý + Tiếng Anh (A01)
  4. Toán + Sinh học + Ngữ văn (A03)

            – Xét tuyển theo kết quả học tập THPT (xét học bạ)
Tổ hợp:

  1. Toán + Sinh học + Hóa (B00)
  2. Toán + Sinh học + Tiếng Anh (B08)
  3. Toán + Vật lý + Tiếng Anh (A01)
  4. Toán + Sinh học + Ngữ văn (A03)

            – Xét theo điểm thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh
Điểm sàn: Công bố sau khi có kết quả kỳ thi ĐGNL
            – Xét tuyển theo đề án tuyển sinh riêng:
Đối tượng xét tuyển:
Nhóm 4: Học sinh học trường THPT chuyên các môn Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Ngoại ngữ.
Nhóm 5: Học sinh giỏi liên tục 2 năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12
Nhóm 6: Học sinh đạt chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS từ 5,0 hoặc TOEFL iBT từ 60 điểm, TOEIC từ 600 điểm trở lên trong thời hạn 2 năm (tính đến ngày kết thúc nộp hồ sơ xét tuyển)
            – Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo:

  • Thí sinh đã tốt nghiệp THPT và đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia các môn Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học, Tiếng Anh. Xét  giải 3 năm gần nhất
  • Thí sinh được đăng ký xét tuyển (ĐKXT) 01 nguyện vọng. Mỗi thí sinh chỉ nộp 01 hồ sơ ĐKXT; trường hợp thí sinh nộp nhiều hơn 01 hồ sơ ĐKXT thì các hồ sơ nộp sau (tính theo thời điểm nộp) không được xét.
  • Xét theo thứ tự giải từ cao xuống thấp cho đến đủ chỉ tiêu. Trường hợp có nhiều thí sinh đồng hạng vượt quá chỉ tiêu sẽ xét đến điểm trung bình chung năm học lớp 12 và điểm ưu tiên (nếu có).

3. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp ngành Quản lý tài nguyên và môi trường, người học có thể làm việc ở nhiều vị trí việc làm khác nhau trong xã hội:

  • Là công chức, viên chức ở các cơ quan quản lý nhà nước:

+ Bộ/Sở/Phòng: Tài nguyên và môi trường, nông nghiệp và phát triển nông thôn.
+ Ban quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất.
+ Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia.
+ Cảnh sát môi trường.

  • Là lãnh đạo/ điều phối viên, chuyên viên dự án các tổ chức quốc tế/ tổ chức phi chính phủ (NGOs).
  • Là lãnh đạo, nhân viên tại các doanh nghiệp:

+ URENCO/Công viên cây xanh;
+ HSE trong các doanh nghiệp, khu công nghiệp;
+ Cán bộ phụ trách ISO-14000;
+ Tư vấn giám sát môi trường;
+ Kinh doanh thiết bị môi trường.
+ Điều hành công tác xử lý môi trường của doanh nghiệp.

  • Là nghiên cứu viên, giảng viên, kỹ thuật viên, giáo viên tại trung tâm, viện NC, trường ĐH/CĐ, THPT.

4. Cơ hội học tập sau đại học tại các trường Đại học trong nước và nước ngoài
Người học sau khi tốt nghiệp ngành Quản lý tài nguyên và môi trường có thể tiếp tục học sau đại học (Thạc sĩ, Tiến sĩ) ở các chuyên ngành thuộc lĩnh vực Quản lý Tài nguyên và Môi trường hoặc các ngành gần khác, tại các Trường Đại học trong và ngoài nước.
5. Cơ hội rèn luyện kỹ năng mềm và tham gia các hoạt động đoàn thể, xã hội

Học tập ngành Quản lý tài nguyên và môi trường, bên cạnh thu thập các kiến thức lý thuyết và thực tiễn, ứng dụng chuyên ngành, người học còn có cơ hội rèn luyện nhiều kỹ năng mềm thông qua các học phần lý thuyết, học phần thực hành, các học phần tham quan thực tế và các hoạt động ngoại khóa, đoàn thể, các hoạt động phối hợp với các tổ chức như Frankfurt, GreenViet, các doanh nghiệp, đối tác của Khoa Sinh – Môi trường và Trường Đại học Sư phạm, bao gồm những nhóm kỹ năng như sau:
Kỹ năng cần thiết để có thể giải quyết các vấn đề phức tạp.
Kỹ năng dẫn dắt, khởi nghiệp, tạo việc làm cho mình và cho người khác.
Kỹ năng phản biện, phê phán và sử dụng các giải pháp thay thế trong điều kiện môi trường không xác định hoặc thay đổi.
Kỹ năng đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm.
Kỹ năng truyền đạt vấn đề và giải pháp tới người khác tại nơi làm việc; chuyển tải, phổ biến kiến thức, kỹ năng trong việc thực hiện những nhiệm vụ cụ thể hoặc phức tạp.
Có năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam6. Chuẩn đầu ra của ngành học

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành cử nhân khoa học Quản lí tài nguyên và môi trường, sinh viên sẽ đáp ứng các chuẩn đầu ra như sau:
PLO1: Vận dụng được kiến thức khoa học chính trị, pháp luật, tự nhiên, khoa học xã hội và chuyên ngành vào các hoạt động quản lý tài nguyên và môi trường.

  • PI 1.1: Vận dụng các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước vào các hoạt động của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội để giải quyết các vấn đề cơ bản trong lĩnh vực Quản lý Tài nguyên và Môi trường.
  • PI 1.2: Giải thích được các khái niệm và nguyên lý cơ bản trong Quản lý Tài nguyên và Môi trường.
  • PI 1.3: Vận dụng được các kiến thức chuyên ngành vào các hoạt động thực hành nghề nghiệp và nghiên cứu khoa học.
  • PI 1.4: Đánh giá được ảnh hưởng của các điều kiện kinh tế, chính trị và xã hội đến lĩnh vực Quản lý Tài nguyên và Môi trường.

PLO2: Thực hiện được các công việc chuyên môn trong lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm môi trường và bảo tồn thiên nhiên.

  • PI 2.1: Phát hiện và giải quyết được các vấn đề thực tiễn liên quan đến lĩnh vực giám sát ô nhiễm môi trường và bảo tồn thiên nhiên.
  • PI 2.2: Lập kế hoạch thực hiện được các nội dung trong công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường và bảo tồn đa thiên nhiên.
  • PI 2.3: Vận dụng được công cụ về kinh tế, kỹ thuật, luật chính sách để thực hiện tốt công tác quản lý trong lĩnh vực chuyên môn.

PLO3. Thực hiện được nhiệm vụ nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm môi trường và bảo tồn thiên nhiên.

  • PI 3.1: Thực hiện thành thạo các kỹ thuật cơ bản trong nghiên cứu môi trường và bảo tồn thiên nhiên.
  • PI 3.2: Vận hành được các thiết bị phổ biến trong nghiên cứu môi trường và bảo tồn thiên nhiên.
  • PI 3.3: Phân tích dữ liệu nghiên cứu chuyên ngành một cách khoa học và hợp lý.
  • PI 3.4: Tổ chức thực hiện được một đề tài nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm môi trường và bảo tồn thiên nhiên.

PLO4: Ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng ngoại ngữ trong công việc kiểm soát ô nhiễm môi trường và bảo tồn thiên nhiên.
PI 4.1. Ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản đạt chuẩn theo qui định tại Thông tư 03/2014/TT-BTTTT vào thực hành nghề nghiệp và nghiên cứu khoa học.
PI 4.2. Sử dụng được phần mềm hỗ trợ chuyên môn trong hoạt động thực hành nghề nghiệp và nghiên cứu khoa học.
PI 4.3. Sử dụng ngoại ngữ đạt năng lực bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam trong hoạt động thực hành nghề nghiệp và nghiên cứu khoa học.
PLO5. Phát triển kĩ năng giao tiếp, làm việc nhóm.
PI 5.1: Sử dụng linh hoạt, hiệu quả các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ trong các tình huống giao tiếp.
PI 5.2: Phối hợp hiệu quả với các thành viên để hoàn thành mục tiêu chung của nhóm và hỗ trợ đồng nghiệp.
PLO6. Thể hiện tư duy phản biện, sáng tạo; năng lực giải quyết vấn đề phức tạp.
PI 6.1: Đưa ra lập luận logic và cơ sở thuyết phục để báo vệ ý kiến hoặc quan điểm cá nhân.
PI 6.2: Đề xuất cách tiếp cận mới cho các vấn đề thực tiễn.
PI 6.3: Giải quyết những vấn đề đa diện, đòi hỏi tính chất phối hợp cao, liên ngành.
PLO7. Thực hiện hành vi ứng xử phù hợp với đạo đức nghề nghiệp; tham gia phục vụ cộng đồng và tinh thần khởi nghiệp.
PI 7.1: Thể hiện tinh thần trách nhiệm, trung thực, kỷ luật và thái độ tôn trọng sự khác biệt.
PI 7.2: Tham gia các hoạt động vì cộng đồng.
PI 7.3: Đề xuất ý tưởng khởi nghiệp gắn liền với lĩnh vực môi trường.