Ngành Hóa học (chuyên ngành Phân tích Môi trường)

Có năng lực học tập suốt đời, đảm bảo kiến thức về chuyên môn và nghiệp vụ để học lên bậc thạc sĩ, tiến sĩ thuộc các chuyên ngành thuộc lĩnh vực hóa học phân tích – môi trường ở trong và ngoài nước.Có thể thực hiện được các đề tài nghiên cứu hóa học phân tích – môi trường ở các cấp khác nhau.
NGÀNH HÓA HỌC
Chuyên ngành: Hóa phân tích môi trường
1. Giới thiệu chung
Chương trình Đại học Hóa học (Hóa phân tích môi trường) giúp sinh viên nắm vững kiến thức về lý thuyết và thực hành hóa học, kiến thức chuyên sâu về hóa phân tích môi trường. Nắm vững kiến thức lý thuyết và sử dụng thành thạo các phương pháp và kỹ thuật phân tích hiện đại ứng dụng trong phân tích mội trường.
Có đủ nền tảng kiến thức vững chắc và năng lực nghiên cứu khoa học để có thể tiếp tục học tập ở trình độ thạc sĩ và tiến sĩ về Hóa học nói chung và Hóa phân tích môi trường nói riêng.
Thông tin về Khoa đào tạo
            Khoa Hóa học trường ĐH Sư phạm -ĐHĐN
            Website: https://hoa.ued.udn.vn/
            Email: dvtac@ued.udn.vn
            Facebook: https://www.facebook.com/khoahoaspdn
            Điện thoại tư vấn:  0397570416
           
2. Thông tin tuyển sinh
            * Mã ngành tuyển sinh: 7440112

            * Các phương thức và tổ hợp xét tuyển:
            – Xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT
            Tổ hợp:
A00:  Hóa học + Toán + Vật lý
D07:  Hóa học + Toán + Tiếng Anh
B00: Hóa học + Toán + Sinh học

            – Xét tuyển theo kết quả học tập THPT (xét học bạ)
            Tổ hợp:
A00:  Hóa học + Toán + Vật lý
D07:  Hóa học + Toán + Tiếng Anh
B00: Hóa học + Toán + Sinh học
          
            – Xét theo điểm thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh
            Điểm sàn: 600
            – Xét tuyển theo đề án tuyển sinh riêng
Đối tượng xét tuyển: Học sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố môn Hóa; học sinh trường chuyên hóa
            – Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo
3. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp
– Chuyên viên tại các cơ quan Nhà nước về Quản lý Tài nguyên và Môi trường như Bộ hay Sở tài Nguyên & Môi Trường…
– Chuyên viên kỹ thuật bộ phận môi trường tại các  nhà máy, khu công nghiệp.
– Chuyên viên tại các nhà máy xử lý chất thải, công ty cấp thoát nước, trạm quan trắc về môi trường.
– Chuyên viên các trung tâm về bảo tồn, quản lý khai thác tài nguyên thiên nhiên.
– Giảng dạy các môn liên quan đến môi trường tại các trường đại học, cao đẳng, cơ sở giáo dục…
4. Cơ hội học tập sau đại học tại trường
Có thể học lên ngay tại Khoa:
+ Thạc sỹ  ngành hóa hữu cơ  hoặc hóa lý thuyết và hóa lý
+ Tiến sỹ ngành hóa hữu cơ
5. Cơ hội rèn luyện kỹ năng mềm và tham gia các hoạt động đoàn thể, xã hội
Được tham gia nhiều hoạt động liên quan đến kỹ năng mềm và các hoạt động đoàn thể, xã hội khác
6. Chuẩn đầu ra của ngành học
PLO1. Vận dụng kiến thức Khoa học chính trị và Pháp luật, Toán học và Khoa học tự nhiên vào cuộc sống và hoạt động nghề nghiệp.
PLO2. Vận dụng kiến thức chuyên ngành Hóa phân tích môi trường vào hoạt động nghề nghiệp.
PLO3. Triển khai các thí nghiệm trong lĩnh vực liên quan đến Hóa phân tích môi trường và Hóa học.
PLO4. Ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng ngoại ngữ trong các lĩnh vực liên quan đến Hóa phân tích môi trường và Hóa học.
PLO5. Phát triển kĩ năng giao tiếp, làm việc nhóm.
PLO6. Thể hiện tư duy phản biện, sáng tạo; năng lực giải quyết vấn đề phức tạp.
PLO7. Thực hiện được nhiệm vụ nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực liên quan đến Hóa phân tích môi trường và Hóa học.
PLO8. Thực hiện hành vi ứng xử phù hợp với đạo đức nghề nghiệp; tham gia phục vụ cộng đồng và tinh thần khởi nghiệp.