Ngành Giáo dục Thể chất

  • Giáo dục Thể chất (tiếng Anh là Physical education) là một loại hình giáo dục mà nội dung chuyên biệt là dạy học vận động (động tác) và phát triển có chủ định các tố chất vận động của con người. Tổng hợp quá trình đó xác định khả năng thích nghi thể lực của con người. Giáo dục thể chất được chia thành hai mặt riêng biệt, dạy học động tác và giáo dục các tố chất vận động.
  • Đây là ngành đào tạo cử nhân Giáo dục Thể chất nhằm đáp ứng những yêu cầu đổi mới của giáo dục thể chất trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Sinh viên theo học ngành Giáo dục Thể chất sẽ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp để giảng dạy, nghiên cứu khoa học, huấn luyện và tổ chức các hoạt động Thể dục thể thao tại các trường học, các trung tâm hoặc làm việc tại các cơ quan tổ chức.
  • Ngành Giáo dục Thể chất sẽ đào tạo các môn kiến thức đại cương, sau đó đi vào các môn thể thao chuyên sâu. Ngoài ra còn có các môn thể thao tự chọn hấp dẫn như bóng bàn, bóng rổ, bơi lội, fustal… Bên cạnh đó, sinh viên sẽ học những môn về kiến thức giải phẫu cơ thể người, sinh lý học TDTT, tâm lý trong việc giảng dạy thể chất, y học TDTT… để phòng tránh những chấn thương hoặc những sai sót đáng tiếc xảy ra cho người dạy, người học.
gdtc
NGÀNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT

1. Giới thiệu chung
Giáo dục thể chất trong trường học là một mặt giáo dục quan trọng không thể thiếu được trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, góp phần thực hiện mục tiêu: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” cho đất nước, để cho mỗi công dân, nhất là thế hệ trẻ có điều kiện “Phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”. Nhằm đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của đất nước đòi hỏi phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, mà trong đó yếu tố sức khoẻ là quan trọng nhất.
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng là cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế ở nhiều lĩnh vực giáo dục khác nhau. Nhà trường tổ chức tuyển sinh đại học hệ chính quy Ngành Giáo dục thể chất năm 2023. Nhằm cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực về cán bộ, giáo viên, huấn luyện viên chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
Mục tiêu đào tạo cử nhân sư phạm Ngành GDTC của Trường ĐHSP – ĐHĐN đó là: Đào tạo cử nhân Sư phạm ngành Giáo dục Thể chất có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, nghiên cứu khoa học để giảng dạy – huấn luyện, làm việc, quản lý, tổ chức sự kiện thể dục thể thao trong cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và trung tâm đào tạo, huấn luyện thể dục thể thao tại các địa phương; có khả năng khởi nghiệp, thích ứng với môi trường làm việc thay đổi và học tập suốt đời; có phẩm chất đạo đức nhà giáo.
Thông tin về Khoa đào tạo
Khoa: Giáo dục Nghệ thuật

2. Thông tin tuyển sinh
            * Mã ngành tuyển sinh: 7140206

            – Xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT kết hợp thi năng khiếu
Tổ hợp: 
T00: Toán + Sinh học + Năng khiếu TDTT*2
T01:  Toán + Ngữ Văn + Năng khiếu TDTT*2
T02: Ngữ Văn + Sinh học + Năng khiếu TDTT*2
T05:  Ngữ văn + Giáo dục công dân + Năng khiếu TDTT*2
Nội dung thi tuyển năng khiếu TDTT:
           Bật xa tại chổ (cm) – (4 điểm)
           Chạy zíc zắc test (s) – (6 điểm)
Điểm chuẩn năm 2022:
            – Xét tuyển theo kết quả học tập THPT (xét học bạ) kết hợp thi năng khiếu

Điều kiện: Đạt học lực khá lớp 12 trở lên
Tổ hợp: 
T00: Toán + Sinh học + Năng khiếu TDTT*2
T01:  Toán + Ngữ Văn + Năng khiếu TDTT*2
T02: Ngữ Văn + Sinh học + Năng khiếu TDTT*2
T05:  Ngữ văn + Giáo dục công dân + Năng khiếu TDTT*2
Nội dung thi tuyển năng khiếu TDTT:
           Bật xa tại chổ (cm) – (4 điểm)
           Chạy zíc zắc test (s) – (6 điểm)
Điểm chuẩn năm 2022:
            – Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Bài thi năng khiếu mẫu:
3. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp
+ Làm công tác giảng dạy Giáo dục Thể chất tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
+ Làm cán bộ nghiên cứu Giáo dục Thể chất và Thể dục Thể thao.
+ Làm huấn luyện viên tại các trung tâm, đội tuyển, cơ cở đào tạo vận động viên.
+ Làm chuyên viên trong các cơ quan quản lý xã hội ở các cấp chính quyền về văn hóa, Thể dục Thể thao.
+ Làm cán bộ tổ chức, điều hành các hoạt động phong trào thể thao quần chúng, các câu lạc bộ thể thao.
4. Cơ hội học tập sau đại học tại trường
Đủ điều kiện và năng lực học lên thạc sĩ, tiến sĩ thuộc ngành Giáo dục học.
5. Cơ hội rèn luyện kỹ năng mềm và tham gia các hoạt động đoàn thể, xã hội
            Sinh viên học ngành GDTC do ĐHSP – ĐHĐN đào tạo có cơ hội được rèn luyện về một số kỹ năng như: Xây dựng kế hoạch và tổ chức được các hoạt động thể thao; Biết ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng được ngoại ngữ trong giảng dạy, học tập, nghiên cứu về GDTC và TDTT; Tham gia vào các hoạt động thuyết trình, phản biện và bảo vệ về các vấn đề liên quan đến GDTC và TDTT; Tham gia hoạt động kết nối cộng đồng để hình thành được ý tưởng khởi nghiệp…
6. Chuẩn đầu ra của ngành học
PLO1: Vận dụng được kiến thức khoa học giáo dục, khoa học tự nhiên – xã hội trong hoạt động Giáo dục thể chất và Thể dục Thể thao.
PLO2: Vận dụng được kiến thức khoa học Thể dục Thể thao để giải quyết những vấn đề trong hoạt động Giáo dục Thể chất và Huấn luyện Thể thao.
PLO3: Tổ chức được hoạt động giáo dục thể chất, đào tạo, huấn luyện  thể thao theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học.
PLO4: Thực hiện được nhiệm vụ nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực thể dục thể thao.
PLO5: Tổ chức được sự kiện thể dục thể thao.
PLO6: Ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng được ngoại ngữ trong giảng dạy, học tập, nghiên cứu Thể dục Thể thao.
PLO7: Phát triển kỹ năng giao tiếp,  tư duy phản biện, sáng tạo và năng lực giải quyết vấn đề liên quan đến công việc.
PLO8: Xây dựng môi trường giáo dục tích cực phù hợp với đạo đức nhà giáo; tham gia phục vụ cộng đồng và hình thành ý tưởng khởi nghiệp.