Ngành Vật lý Kỹ thuật

Đào tạo cử nhân Vật lý kỹ thuật có năng lực chuyên môn để làm việc và nghiên cứu trong các lĩnh vực năng lượng tái tạo và kỹ thuật hạt nhân tại các trung tâm, viện nghiên cứu, bệnh viện, doanh nghiệp, khu công nghệ cao,…; có khả năng thích ứng với môi trường làm việc thay đổi và học tập suốt đời; có khả năng khởi nghiệp, trách nhiệm công dân, đạo đức nghề nghiệp và ý thức phục vụ cộng đồng.
 
NGÀNH VẬT LÝ KỸ THUẬT
Chuyên ngành: Thiết kế vi mạch, năng lượng tái tạo và kỹ thuật hạt nhân

1. Giới thiệu chung
Đào tạo cử nhân Vật lý kỹ thuật có năng lực chuyên môn để làm việc và nghiên cứu trong các lĩnh vực năng lượng tái tạo và kỹ thuật hạt nhân tại các trung tâm, viện nghiên cứu, bệnh viện, doanh nghiệp, khu công nghệ cao,…; có khả năng thích ứng với môi trường làm việc thay đổi và học tập suốt đời; có khả năng khởi nghiệp, trách nhiệm công dân, đạo đức nghề nghiệp và ý thức phục vụ cộng đồng.
Thông tin về Khoa đào tạo
Khoa: Vật Lý
Website: http://vatly.ued.udn.vn
Email: physics@ued.udn.vn
Facebook: https://www.facebook.com/vatlysuphamdanang
Điện thoại tư vấn: 0898 240 669 – 0905 404 506
Link nhóm zalo tư vấn: https://zalo.me/g/wgaomo603
Video giới thiệu ngành học:

2. Thông tin tuyển sinh
            * Mã ngành tuyển sinh: 7520401

            * Các phương thức và tổ hợp xét tuyển:
            – Xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT
Tổ hợp:
1. A00: Vật lý – Toán học – Hóa học
2. A01: Vật lý – Toán học – Anh văn
3. A02: Vật lý – Toán học – Sinh học

            – Xét tuyển theo kết quả học tập THPT (xét học bạ)
Tổ hợp:
1. A00: Vật lý – Toán học – Hóa học
2. A01: Vật lý – Toán học – Anh văn
3. A02: Vật lý – Toán học – Sinh học

– Xét theo điểm thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh
Điểm sàn: 600
            – Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo
+ Thí sinh đã tốt nghiệp THPT và đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia các môn Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học, Tiếng Anh. Xét  giải các năm 2022, 2023, 2024.
+ Thí sinh đã tốt nghiệp THPT và đoạt giải  nhất, nhì, ba trong kỳ thi  KHKT cấp quốc gia lĩnh vực Năng lượng (Vật lý). Xét  giải 3 năm gần nhất.
– Xét tuyển theo đề án tuyển sinh riêng
+ Học sinh trường THPT chuyên các môn Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Ngoại ngữ
+ Học sinh đạt giải khuyến khích các môn Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Ngoại ngữ tại  kỳ thi HSG Quốc gia. Xét giải 3 năm gần nhất.
+ Học sinh đạt giải  các lĩnh vực Năng lượng (Vật lý) tại kỳ thi KHKT cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Xét giải c3 năm gần nhất.
+ Học sinh giỏi liên tục 2 năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12
+ Học sinh đạt chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS từ 5,0 hoặc TOEFL iBT từ 60 điểm, TOEIC từ 600 điểm trở lên trong thời hạn 2 năm (tính đến ngày kết thúc nộp hồ sơ xét tuyển)

3. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp
Người học có thể làm việc tại các tổ chức với vị trí công việc sau:
– Kĩ thuật viên tại các công ty liên quan đến vi mạch và chip bán dẫn như thiết kế vi mạch, testing, các nhà máy sản xuất chip, …
– Kĩ thuật viên phân tích và quản lý chất lượng sản phẩm, nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới ở các doanh nghiệp, các trung tâm nghiên cứu, trung tâm đo lường trong và ngoài nước.
– Kĩ thuật viên tại các doanh nghiệp, tập đoàn, khu công nghệ cao, cơ sở sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực vật liệu tiên tiến về điện, điện tử, viễn thông, năng lượng, môi trường, các thiết bị đo, phân tích trong các nhà máy sản xuất, các thiết bị y tế, các thiết bị chiếu sáng.
– Nghiên cứu viên chuyên nghiên cứu chế tạo các vật liệu mới như vật liệu nano từ, nano quang điện tử, kĩ thuật màng mỏng.
– Kĩ thuật viên tại các Bệnh viện, Lò phản ứng hạt nhân, Nhà máy điện hạt nhân, Trung tâm ứng dụng kĩ thuật hạt nhân, các nhà máy sản xuất các linh kiện điện tử ở khu công nghệ cao.
– Tiếp tục học sau đại học ở trong hoặc ngoài nước để trở thành nhà nhiên cứu, cán bộ giảng dạy Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.
– Sáng lập và điều hành các mô hình sản xuất và kinh doanh các sản phẩm công nghệ cao
– Tư vấn chuyên môn cho các dự án khởi nghiệp
4. Cơ hội học tập sau đại học tại trường
Có thể tiếp tục học lên các bậc Thạc sĩ, Tiến sĩ các chuyên ngành: Vật lý Kỹ thuật, Khoa học vật liệu, Công nghệ nano, Vật lí Lí thuyết và Tính toán, Vật lý Y Khoa, Lí luận và Phương pháp dạy học bộ môn,…
5. Cơ hội rèn luyện kỹ năng mềm và tham gia các hoạt động đoàn thể, xã hội
5.1. Kỹ năng mềm
– Kỹ năng sử dụng tiếng Anh
– Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm
– Kỹ năng tổ chức hoạt động
– Kỹ năng thực hiện các dự án
– Kỹ năng học tâp suốt đời
– Kỹ năng tham mưu, lãnh đạo
– Kỹ năng điều hành, quản lý
5.2. Hoạt động
– Tham gia các cuộc thi chuyên môn nghiệp vụ, nghiên cứu khoa học, các hoạt động học thuật,…
– Văn nghệ, thể dục thể thao
– Hành trình tìm địa chỉ đỏ và kỹ năng thanh thiếu niên
– Ngày chủ nhật xanh
– Tình nguyện
6. Chuẩn đầu ra của ngành học
1. Vận dụng kiến thức cơ bản về khoa học lí luận chính trị, pháp luật, toán, khoa học tự nhiên vào hoạt động nghề nghiệp
2. Thực hiện công việc chuyên môn liên quan đến các thiết bị trong các lĩnh vực vật lí, năng lượng tái tạo và kĩ thuật hạt nhân.
3. Vận dụng kiến thức chuyên ngành vào trong các lĩnh vực năng lượng tái tạo và kĩ thuật hạt nhân
4. Ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng ngoại ngữ hiệu quả vào hoạt động nghề nghiệp.
5. Thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực khoa học vật liệu, năng lượng tái tạo và kĩ thuật hạt nhân.
6. Phát triển kĩ năng giao tiếp và làm việc nhóm.
7. Thể hiện tư duy phản biện, tư duy sáng tạo và năng lực giải quyết vấn đề phức tạp.
8. Thực hiện hành vi ứng xử phù hợp với đạo đức nghề nghiệp; thích ứng với môi trường làm việc khác nhau và hình thành ý tưởng khởi nghiệp.