Trong những năm qua, việc ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất đã trở nên phổ biến, góp phần nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của nông – lâm – thuỷ sản; sản xuất vaccin và một số chế phẩm khác đã phục vụ cho việc bảo vệ sức khỏe nhân dân và tạo công ăn việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, theo nhiều số liệu thống kê khác nhau, ở nước ta nguồn nhân lực phục vụ cho CNSH đang thiếu về số lượng và yếu về chất lượng so với nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.
GIỚI THIỆU
Công nghệ sinh học (CNSH) là một lĩnh vực công nghệ cao dựa trên nền tảng khoa học về sự sống, kết hợp với quy trình và thiết bị kỹ thuật nhằm tạo ra các công nghệ khai thác các hoạt động sống của vi sinh vật, tế bào thực vật và động vật để sản xuất ở quy mô công nghiệp các sản phẩm sinh học có chất lượng cao, phục vụ cuộc sống con người. Với những thành tựu vượt bậc đã đạt được trong giai đoạn từ cuối thế kỉ XX đến nay, CNSH đã khẳng định được vị trí quan trọng không những trong nền khoa học, công nghệ mà còn trong sự phát triển kinh tế, xã hội tại nhiều quốc gia trên thế giới. Người ta kỳ vọng nhiều vào những thành tựu của CNSH sẽ làm thay đổi xã hội và chất lượng cuộc sống loài người.
Đối với nước ta, một nước nhiệt đới đi lên từ nông nghiệp, CNSH có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong những năm qua, việc ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất đã trở nên phổ biến, góp phần nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của nông – lâm – thuỷ sản; sản xuất vaccin và một số chế phẩm khác đã phục vụ cho việc bảo vệ sức khỏe nhân dân và tạo công ăn việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, theo nhiều số liệu thống kê khác nhau, ở nước ta nguồn nhân lực phục vụ cho CNSH đang thiếu về số lượng và yếu về chất lượng so với nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Hiện nay, công tác đào tạo nguồn nhân lực cho CNSH ở nước ta đang nhận được sự quan tâm đặc biệt từ các cấp, các ngành, các trường đại học trong cả nước.
NGÀNH CÔNG NGHỆ SINH HỌC
Chuyên ngành: Nông nghiệp – Dược liệu – Môi trường
1. Giới thiệu chung
Công nghệ sinh học là ngành học liên quan đến ứng dụng các kiến thức sinh học, quy trình công nghệ và thiết bị để tạo ra các sản phẩm có giá trị đối với đời sống.
Công nghệ sinh học là lĩnh vực có phạm vi rộng, đa ngành và liên ngành, và gắn liền với nhiều lĩnh vực sản xuất và cuộc sống. Với thế mạnh về đội ngũ và cơ sở vật chất, Trường Đại học Sư phạm tập trung vào 03 lĩnh vực ứng dụng chính của Công nghệ sinh học, bao gồm Ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp, dược liệu, và môi trường, nhằm đào tạo đội ngũ có chất lượng làm việc trong các lĩnh vực này. Chương trình đào tạo đã được công nhận đạt chất lượng theo tiêu chuẩn kiểm định của Bộ Giáo dục và Đào tạo vào năm 2020.
Thông tin về Khoa đào tạo
Khoa: Sinh – Môi trường, Trường Đại học Sư phạm – ĐH Đà Nẵng
Website: https://bio-env.ued.udn.vn/
Email: khoasinhmt.dhspdn@gmail.com
Facebook: https://www.facebook.com/khoasinhmt.dhspdn/?locale=vi_VN
Điện thoại tư vấn: 0905083352
2. Thông tin tuyển sinh
* Mã ngành tuyển sinh: 7420201
* Các phương thức và tổ hợp xét tuyển:
– Xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2023
Tổ hợp: 1. Toán + Sinh học + Hóa học (B00)
2. Toán + Sinh học + Tiếng Anh (B08)
3. Toán + Vật lý + Tiếng Anh (A01)
4. Toán + Sinh học+ Ngữ văn (B03)
– Xét tuyển theo kết quả học tập THPT (xét học bạ)
Tổ hợp: 1. Toán + Sinh học + Hóa học (B00)
2. Toán + Sinh học + Tiếng Anh (B08)
3. Toán + Vật lý + Tiếng Anh (A01)
4. Toán + Sinh học+ Ngữ văn (B03)
– Xét theo điểm thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh
– Xét tuyển theo đề án tuyển sinh riêng
Đối tượng xét tuyển: Học sinh đạt giải khuyến khích các môn Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Ngoại ngữ tại kỳ thi HSG Quốc gia. Xét giải 3 năm gần nhất.
– Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Đối tượng xét tuyển:
– Thí sinh đã tốt nghiệp THPT và đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia các môn Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học, Tiếng Anh. Xét giải 3 năm gần nhất.
– Thí sinh đã tốt nghiệp THPT và đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi KHKT cấp quốc gia lĩnh vực Vi sinh; Sinh học trên máy tính và Sinh – Tin và Sinh học tế bào và phân tử. Xét giải 3 năm gần nhất
– Thí sinh đã tốt nghiệp THPT và đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi KHKT cấp quốc gia lĩnh vực Hóa sinh; Hóa học. Xét giải 3 năm gần nhất
3. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp
Người học có thể làm việc tại các tổ chức với vị trí công việc sau:
* Tại các công ty hoặc đơn vị sản xuất, cung cấp dịch vụ và kinh doanh trong lĩnh vực Y dược, Nông nghiệp, Thực phẩm và Môi trường:
– Nhân viên nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D)
– Nhân viên giám sát chất lượng sản phẩm (QC)
– Nhân viên điều hành sản xuất
– Kỹ thuật viên xét nghiệm tại các bệnh viện, trung tâm y tế
– Kỹ thuật viên lắp đặt và bảo trì thiết bị phòng thí nghiệm
– Nhân viên tư vấn sản phẩm và kinh doanh.
* Tại các Viện và Trung tâm nghiên cứu trong lĩnh vực Công nghệ sinh học:
– Nhân viên nghiên cứu
– Nhân viên hành chính
– Điều phối viên các dự án nghiên cứu và ứng dụng.
* Tại các cơ quan quản lí Nhà nước trong lĩnh vực Y dược, Nông nghiệp và Môi trường:
– Chuyên viên quản lí thủ tục hành chính
– Chuyên viên quản lí dự án
– Các vị trí tương đương khác.
* Tại các đơn vị giáo dục và đào tạo trong các lĩnh vực liên quan đến Sinh học:
– Giáo viên bộ môn Sinh học hoặc Công nghệ tại các trường THCS và THPT (đối với người học có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm)
– Giáo viên bộ môn khọc cơ bản hoặc chuyên ngành tại trường Cao đẳng và Trung cấp.
* Khởi nghiệp:
– Người sáng lập và điều hành các mô hình sản xuất và kinh doanh các sản phẩm công nghệ sinh học,
– Tư vấn chuyên môn cho các dự án khởi nghiệp,
*Nhiều vị trí việc làm cần kỹ năng khác
4. Cơ hội học tập sau đại học tại trường
Người học có thể tiếp tục tham gia các chương trình đào tạo chuyên ngành sau đại học (Thạc sĩ, Tiến sĩ) hoặc các hương trình đào tạo đại học, sau đại học khác tương đương.
5. Cơ hội rèn luyện kỹ năng mềm và tham gia các hoạt động đoàn thể, xã hội
Sinh viên có nhiều cơ hội để rèn luyện các kỹ năng thông qua việc tham gia các hoạt động đoàn thể, xã hội, và các khoá bồi dưỡng kỹ năng miễn phí do Khoa và Nhà trường tổ chức
6. Chuẩn đầu ra của ngành học
Người học sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo ngành Công nghệ sinh học của Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng có khả năng:
PLO1: Vận dụng kiến thức cơ bản về khoa học chính trị, pháp luật và khoa học tự nhiên vào công việc chuyên môn.
PLO2: Áp dụng kiến thức chuyên ngành vào các hoạt động nghiên cứu và ứng dụng Công nghệ sinh học trong y dược, nông nghiệp và bảo vệ môi trường.
PLO3: Thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu và ứng dụng khoa học trong lĩnh vực Công nghệ sinh học y dược, nông nghiệp và môi trường.
PLO4: Thực hiện công việc chuyên môn trong các tổ chức sản xuất có ứng dụng Công nghệ sinh học.
PLO5: Ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng ngoại ngữ hiệu quả vào công việc chuyên môn
PLO6: Phát triển kĩ năng giao tiếp và làm việc nhóm.
PLO7: Thể hiện tư duy phản biện, tư duy sáng tạo và năng lực giải quyết vấn đề phức tạp.
PLO8: Thực hiện hành vi ứng xử phù hợp với trách nhiệm công dân, đạo đức nghề nghiệp, và tham gia phục vụ cộng đồng.
PLO9: Thích ứng với các môi trường làm việc khác nhau và hình thành ý tưởng khởi nghiệp.