Ngành Tâm lý học

Làm việc trong ngành tâm lý học đòi hỏi phải tiếp xúc với nhiều người, nhiều đối tượng khác nhau trong xã hội, với cả những người có đời sống tâm lý bình thường và cả những người có vấn đề về mặt tâm lý. Để có thể làm việc, nhà tâm lý học phải có kiến thức vững vàng về tâm lý học, có kỹ năng nghiên cứu, vận dụng các kiến thức vào thực tế, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe, phản hồi, có thái độ thận trọng, tận tâm, công bằng, trung thực trong công việc, sử dụng thành thạo các bộ trắc nghiệm tâm lý để chẩn đoán và đánh giá tâm lý…
       GIỚI THIỆU 
Thời đại công nghiệp hóa với tốc độ thay đổi của xã hội nhanh chóng, những công việc với cường độ cao, những mối quan hệ phức tạp, những vấn đề mới luôn phát sinh khiến cho nhiều vấn đề tâm lý nảy sinhstress, vấn đề bạo lực, tự sát, lo âu, vấn đề nhóm, chủng tộc, các vấn đề xung đột, mâu thuẫn… Để giải quyết vấn đề này cần đến các chuyên gia tâm lý học – là “bác sĩ” tâm hồn nghiên cứu và đưa ra các biện pháp trợ giúp nhằm hạn chế các vấn đề tâm lý gây cản trở cuộc sống của con người, cản trở sự phát triển xã hội.
Như vậy, ngành tâm lý học – là ngành khoa học có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống hiện đại ngày nay, ngành được xếp là nghề mới dành cho thời đại công nghiệp, là một trong các ngành học “hot” và được dự kiến là 10 nghề đắt giá nhất trong tương lai. Việc học để trở thành nhà tâm lý là điều kiện tuyệt vời để mỗi cá nhân được khám phá bản thân, hoàn thiện và phát triển bản thân, và sự hiểu biết của nhà tâm lý sẽ mang lại niềm hạnh phúc cho những người khác và cho toàn xã hội.
Khoa Tâm lý giáo dục – Trường Đại học Sư phạm – ĐH Đà Nẵng là một trong địa chỉ tin cậy đào tạo ngành cử nhân tâm lý với kinh nghiệm đào tạo gần 20 năm, với nhiều thế hệ sinh viên tốt nghiệp ra trường có việc làm đúng chuyên ngành và đạt được nhiều thành tựu trong công việc. Khoa có 2 định hướng đào tạo chính là cử nhân tâm lý học (định hướng tâm lý học xã hội) và cử nhân tâm lý học chất lượng cao (định hướng tham vấn, trị liệu). Sinh viên theo học tại Khoa Tâm lý-Giáo dục được đào tạo bởi các giảng viên nhiệt tình, tâm huyết, có kinh nghiệm và trình độ cao. Bên cạnh đó, sinh viên có môi trường học tập năng động, có nhiều cơ hội được thực hành, phát triển bản thân, xây dựng các mối quan hệ tích cực, từ đó có nhiều cơ hội nghề nghiệp sau tốt nghiệp.
Làm việc trong ngành tâm lý học đòi hỏi phải tiếp xúc với nhiều người, nhiều đối tượng khác nhau trong xã hội, với cả những người có đời sống tâm lý bình thường và cả những người có rối tâm lý. Do đó, người học cần được trang bị kiến thức vững vàng về tâm lý học, kỹ năng nghiên cứu, kỹ năng chẩn đoán, đánh giá tâm lý, khả năng sử dụng thành thạo các bộ trắc nghiệm tâm lý, kỹ năng tham vấn và giúp người học có thể vận dụng các kiến thức trị liệu vào hỗ trợ, can thiệp vấn đề tâm lý của con người. Ngoài ra, người học còn được trang bị các kỹ năng mềm: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản trị cảm xúc; kỹ năng tư duy sáng tạo…; người học được rèn luyện đạo đức nghề tâm lý; có thái độ thận trọng, tận tâm, công bằng, trung thực trong công việc.  
THÔNG TIN CẦN NHỚ

  • Tuyển sinh: Mã tổ hợp: B00; C00; D01
  • Mã ngành tuyển sinh: 7310401;
  • Bậc đào tạo: Đại học – Cử nhân Khoa học;
  • Đơn vị đào tạo: Khoa Tâm lí giáo dục
  • Phương thức xét tuyển: xét điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2023; xét điểm học bạ, xét tuyển sinh riêng, xét điểm thi ĐGNL.

    

      VỊ TRÍ LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI HỌC SAU KHI TỐT NGHIỆP

– Làm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp, cao đẳng, đại học trên cả nước.
– Làm cán bộ nghiên cứu, cán bộ dự án phát triển cộng đồng tại các viện tâm lý học, các trung tâm nghiên cứu, ứng dụng tâm lý học, các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước…
– Làm trong các lĩnh vực ứng dụng tâm lý vào cuộc sống như: tham vấn tâm lý, trị liệu tâm lý, tư vấn học đường, đào tạo kỹ năng, chuyên viên tâm lý tại các bệnh viện/Trung tâm…
– Ngoài ra, những người được đào tạo trong lĩnh vực tâm lý học còn có thể làm việc tại các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh (nhân sự, marketing, thiết kế quảng cáo, nghiên cứu thị trường…), trong các tổ chức đoàn thể (Đoàn Thanh niên, UBND quận, huyện…), đơn vị sự nghiệp và cơ quan hành chính, các tổ chức bảo vệ bà mẹ trẻ em, chống bạo hành gia đình, CTXH…

CHUẨN ĐẦU RA
Chương trình cử nhân Tâm lý học
Người học khi tốt nghiệp chương trình đào tạo ngành Tâm lý học của Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng có khả năng:
PLO1. Vận dụng kiến thức của khoa học chính trị, pháp luật, tự nhiên, xã hội, giáo dục và khoa học tâm lý để đánh giá những quan điểm khác nhau về các hiện tượng tâm lý
PLO2: Thực hiện được hoạt động nghiên cứu trong tâm lý học
PLO3: Thực hiện chẩn đoán tâm lý cho các đối tượng trong trường học, tổ chức xã hội và các cơ sở can thiệp
PLO4: Thực hiện hoạt động hỗ trợ tâm lý cho các đối tượng trong trường học, tổ chức xã hội và các cơ sở can thiệp
PLO5. Ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng ngoại ngữ trong trong học tập, hoạt động nghề nghiệp
PLO6. Phát triển kĩ năng giao tiếp, làm việc nhóm
PLO7. Thể hiện tư duy phản biện, sáng tạo; năng lực giải quyết vấn đề phức tạp
PLO8. Thực hiện quy tắc đạo đức nghề tâm lý; phát triển bản thân; tham gia phục vụ cộng đồng và tinh thần khởi nghiệp
Chuẩn đầu ra chương trình cử nhân Tâm lý học (hệ chất lượng cao)
Người học khi tốt nghiệp chương trình đào tạo ngành Tâm lý học chất lượng cao của Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng có khả năng:
PLO1: Vận dụng kiến thức của khoa học chính trị, pháp luật, tự nhiên, xã hội, giáo dục và khoa học tâm lý để đánh giá những quan điểm khác nhau về các hiện tượng tâm lý.
PLO2: Thực hiện được hoạt động nghiên cứu trong tâm lý học.
PLO3: Chẩn đoán được các rối nhiễu tâm lý phổ biến.
PLO4: Thực hiện được hoạt động tham vấn tâm lý cho các đối tượng có nhu cầu hỗ trợ.
PLO5: Thực hiện được các liệu pháp tâm lý cơ bản trong can thiệp tâm lý.
PLO6. Ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng ngoại ngữ trong trong học tập, hoạt động nghề nghiệp và giao lưu quốc tế.
PLO7. Phát triển năng lực giao tiếp; năng lực dẫn dắt, chủ trì và làm việc nhóm. 
PLO8Thể hiện tư duy phản biện, sáng tạo  giải quyết được vấn đề phức tạp.
PLO 9. Thực hiện quy tắc đạo đức nghề tâm lý; phát triển bản thân; tham gia phục vụ cộng đồng và tinh thần khởi nghiệp.