Ngành Lịch sử (Chuyên ngành Quan hệ quốc tế)

Hiện nay, Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 180 trong 193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc; có quan hệ thương mại với gần 230 quốc gia và vùng lãnh thổ. Việt Nam là thành viên tích cực của trên 70 tổ chức khu vực và quốc tế; vai trò và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao, Vì vậy, đất nước đang rất cần nguồn nhân lực có hiểu biết sâu sắc lịch sử dân tộc, lịch sử – văn hóa của các quốc gia trên thế giới, lịch sử quan hệ quốc tế… có khả năng đảm nhận các vị trí công việc đối ngoại, giao thương, quan hệ quốc tế…

Sử học là một khoa học trong các môn Khoa học xã hội, một bộ phận quan trọng nhất của văn hóa. Tri thức lịch sử cung cấp cho chúng ta những bài học kinh nghiệm vô giá trong xây dựng và bảo vệ đất nước thời kỳ hội nhập. Các nhà sử học Hy Lạp cổ đại đã khẳng định rằng “Lịch sử là cô giáo của cuộc sống”, “Lịch sử là bó đuốc soi đường đi tới tương lai”.  Đồng thời, Lịch sử còn trang bị cho chúng ta những kiến thức tinh hoa của văn hóa nhân loại, của dân tộc để học hỏi, giao lưu, hội nhập. Nó có tác dụng to lớn trong giáo dục các thế hệ người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ truyền thống, bản sắc dân tộc để không bị hòa tan khi hội nhập với thế giới, khu vực.

Hiện nay, Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 180 trong 193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc; có quan hệ thương mại với gần 230 quốc gia và vùng lãnh thổ. Việt Nam là thành viên tích cực của trên 70 tổ chức khu vực và quốc tế, có 98 cơ quan đại diện tại các quốc gia và vùng lãnh thổ khắp 5 châu lục trên thế giới. Thế và lực của đất nước ngày càng vững mạnh; vai trò và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao, Việt Nam đã có quan hệ với những nước lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Pháp, Anh, Ấn Độ… Vì vậy, đất nước đang rất cần nguồn nhân lực có hiểu biết sâu sắc lịch sử dân tộc, lịch sử – văn hóa của các quốc gia trên thế giới, lịch sử quan hệ quốc tế… có khả năng đảm nhận các vị trí công việc đối ngoại, giao thương, quan hệ quốc tế… Đây cũng chính là cơ hội lớn cho các bạn trẻ chọn lựa định vị tương lai với ngành Cử nhân Lịch sử (chuyên ngành Quan hệ quốc tế).

qhqt 1

  

NGÀNH CỬ NHÂN SƯ PHẠM LỊCH SỬ
Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế

1. Giới thiệu chung
Khoa: Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN
            Website: his.ued.udn.vn
            Email: SU@ued.udn.vn
            Facebook: https://www.facebook.com/KhoaLichsuDN
            Điện thoại tư vấn ngành: 0914075455 (ThS Trần Như Bắc)
            Điện thoại tư vấn chung: 0935 289 398 (ThS Tô Văn Hạnh)
2. Thông tin tuyển sinh năm 2023
            * Mã ngành tuyển sinh: 7229010
* Chỉ tiêu dự kiến:
            * Các phương thức và tổ hợp xét tuyển:
            – Xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT
            + Tổ hợp:
1. C00: Lịch sử + Ngữ văn +  Địa lí
2. C19: Lịch sử + Ngữ văn + GDCD
3. D14: Lịch sử + Ngữ văn + Tiếng Anh

            – Xét tuyển theo kết quả học tập THPT (xét học bạ)
            + Tổ hợp:
1. C00: Lịch sử + Ngữ văn +  Địa lí
2. C19: Lịch sử + Ngữ văn + GDCD
3. D14: Lịch sử + Ngữ văn + Tiếng Anh
         
            – Xét theo điểm thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh
            – Xét theo điểm thi Kỳ thi đánh giá năng lực của khối các trường sư phạm
            – Xét tuyển theo đề án tuyển sinh riêng
            – Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo
3. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp
– Giáo viên giảng dạy về quan hệ quốc tế tại các cơ sở GDĐH, các viện đào ạo chuyên môn…
– Cán bộ nghiên cứu, đối ngoại, quan hệ công chúng và truyền thông thuộc các cơ quan Nhà nước, tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ…
– Nhà ngoại giao, chuyên gia phân tích chính trị quốc tế…
4. Cơ hội học tập sau đại học tại trường
Học tập nâng cao trình độ bậc thạc sĩ và tiến sĩ tại trường.
5. Cơ hội rèn luyện kỹ năng mềm và tham gia các hoạt động đoàn thể, xã hội
Tham gia CLB Văn hoá – Lịch sử, CLB Du lịch thuộc Khoa Lịch sử và nhiều CLB rèn luyện kỹ năng khác ở tại trường như CLB guitar, DKS, Công tác xã hội…
6. Chuẩn đầu ra của ngành học
PLO1: Vận dụng được kiến thức về khoa học chính trị, pháp luật, khoa học xã hội và nhân văn vào hoạt động chuyên môn.
PLO2: Vận dụng kiến thức khoa học Lịch sử, Quan hệ quốc tế, các vấn đề khu vực và toàn cầu vào hoạt động nghề nghiệp.
PLO3: Thực hiện được nghiệp vụ công tác đối ngoại.
PLO 4: Thực hiện được nhiệm vụ nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Lịch sử và quan hệ quốc tế.
PLO5: Ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng ngoại ngữ trong hoạt động nghề nghiệp.
PLO6: Phát triển kĩ năng giao tiếp, làm việc nhóm.
PLO7: Thể hiện tư duy phản biện, sáng tạo và năng lực giải quyết vấn đề phức tạp.
PLO8. Thực hiện hành vi ứng xử phù hợp với phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp; tham gia phục vụ cộng đồng và hình thành ý tưởng khởi nghiệp.