Ngành Sư phạm Hóa học

Chúng ta được tạo nên từ cái gì? Điều gì giúp loài người duy trì sự sống? Cái gì có mặt ở khắp nơi và tạo ra vạn vật? Sự khác biệt giữa mực máy in và giấy viết là gì khi chúng được cấu thành từ nguyên tố carbon? Có bao nhiêu nguyên tố tạo nên cơ thể bạn? Đó là một trong hàng triệu triệu câu hỏi đầy bí ẩn trong vũ trụ. Chính bộ môn Khoa học Hóa học sẽ giải đáp cho bạn và đem đến những câu chuyện thú vị quanh nó.
GIỚI THIỆU
Chúng ta được tạo nên từ cái gì? Điều gì giúp loài người duy trì sự sống? Cái gì có mặt ở khắp nơi và tạo ra vạn vật? Sự khác biệt giữa mực máy in và giấy viết là gì khi chúng được cấu thành từ nguyên tố carbon? Có bao nhiêu nguyên tố tạo nên cơ thể bạn? Đó là một trong hàng triệu triệu câu hỏi đầy bí ẩn trong vũ trụ. Chính bộ môn Khoa học Hóa học sẽ giải đáp cho bạn và đem đến những câu chuyện thú vị quanh nó.

NGÀNH SƯ PHẠM HÓA HỌC

1. Giới thiệu chung
Ngành Sư phạm Hóa học  là ngành đào tạo cử nhân Sư phạm Hóa học có đủ phẩm chất và năng lực để tham gia hoạt động giáo dục và giảng dạy hóa học bậc phổ thông trung học,THCS; tham gia công tác nghiên cứu khoa học giáo dục và khoa học cơ bản tại các viện, các trung tâm nghiên cứu.
Thông tin về Khoa đào tạo
            Khoa Hóa học trường ĐH Sư phạm -ĐHĐN
            Website: https://hoa.ued.udn.vn/
            Email: dvtac@ued.udn.vn
            Facebook: https://www.facebook.com/khoahoaspdn
            Điện thoại tư vấn:  0397570416

2. Thông tin tuyển sinh
            * Mã ngành tuyển sinh: 7140212

            * Các phương thức và tổ hợp xét tuyển:
            – Xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT
            Tổ hợp:
A00:  Hóa học + Toán + Vật lý
D07:  Hóa học + Toán + Tiếng Anh
B00: Hóa học + Toán + Sinh học

            – Xét tuyển theo kết quả học tập THPT (xét học bạ)
            Tổ hợp:
A00:  Hóa học + Toán + Vật lý
D07:  Hóa học + Toán + Tiếng Anh
B00: Hóa học + Toán + Sinh học

            – Xét theo điểm thi Kỳ thi đánh giá năng lực của khối các trường sư phạm
            – Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

3. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp
– Làm công tác giảng dạy tại các trường THPT, các trường THCS, các trường Đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề liên quan đến hóa học.
– Làm công tác nghiên cứu tại các viện, các trung tâm nghiên cứu
– Làm việc tại các cơ quan quản lý, các cơ sở sản xuất và kinh doanh liên quan đến hóa học.
4. Cơ hội học tập sau đại học tại trường
Có thể học lên ngay tại Khoa:
+ Thạc sỹ  ngành hóa hữu cơ  hoặc hóa lý thuyết và hóa lý
+ Tiến sỹ ngành hóa hữu cơ
5. Cơ hội rèn luyện kỹ năng mềm và tham gia các hoạt động đoàn thể, xã hội
Được tham gia nhiều hoạt động liên quan đến kỹ năng mềm và các hoạt động đoàn thể, xã hội khác
6. Chuẩn đầu ra của ngành học
Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo ngành Cử nhân Sư phạm Hoá học có khả năng:
PLO1: Vận dụng được các kiến thức về Khoa học chính trị, Toán, Khoa học tự nhiên, Khoa học giáo dục vào các hoạt động chuyên môn.
PLO2: Tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học.
PLO3: Ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng ngoại ngữ trong lĩnh vực Hoá học.
PLO4: Xây dựng môi trường giáo dục tích cực.
PLO5: Thực hiện được nhiệm vụ nghiên cứu khoa học giáo dục, khoa học cơ bản, ứng dụng trong lĩnh vực hoá học, khoa học tự nhiên.
PLO6:  Thể hiện tư duy phản biện, sáng tạo và năng lực giải quyết vấn đề phức tạp.
PLO7: Phát triển kĩ năng giao tiếp, làm việc nhóm.
PLO8: Thực hiện hành vi ứng xử phù hợp với phẩm chất, đạo đức nhà giáo; tham gia phục vụ cộng đồng và hình thành ý tưởng khởi nghiệp.