Ngành Sư phạm Lịch sử – Địa lý

Phần lớn giáo viên trung học cơ sở hiện nay chủ yếu được đào tạo theo mô hình đơn môn hoặc Lịch sử hoặc Địa lí. Vì vậy việc đào tạo và bổ sung nguồn đội ngũ giáo viên có năng lực dạy học tích hợp Lịch sử và Địa lí là vấn đề cấp thiết hiện nay
GIỚI THIỆU
Ngành Sư phạm Lịch sử – Địa lý đào tạo giáo viên giảng dạy tại các trường THCS theo chương trình giáo dục phổ thông mới.
Trong thế phát triển của nền giáo dục hiện đại ngày nay với sự xích lại gần nhau của các ngành khoa học đòi hỏi cần xem xét các môn khoa học trong mối quan hệ chặt chẽ giữa chúng, đặc biệt là những ngành khoa học có mối liên hện với nhau. Do vậy, tích hợp đang là một yêu cầu đặt ra đối với quá trình đổi mới giáo dục phổ thông ở Việt Nam hiện nay với sự xuất hiện của nhiều môn học mới trong đó có môn Lịch sử và Địa lí. Tuy nhiên, việc triển khai giảng dạy môn học tích hợp này trên thực tế vẫn còn nhiều hạn chế. Hiện nay, chúng ta vẫn chưa có sự chuẩn bị sẵn sàng về đội ngũ giáo viên. Phần lớn giáo viên trung học cơ sở hiện nay chủ yếu được đào tạo theo mô hình đơn môn hoặc Lịch sử hoặc Địa lí. Vì vậy việc đào tạo và bổ sung nguồn đội ngũ giáo viên có năng lực dạy học tích hợp Lịch sử và Địa lí là vấn đề cấp thiết hiện nay
 NGÀNH SƯ PHẠM LỊCH SỬ – ĐỊA LÍ
1. Giới thiệu chung
            Khoa: Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN
            Website: his.ued.udn.vn
            Email: SU@ued.udn.vn
            Facebook: https://www.facebook.com/KhoaLichsuDN
            Điện thoại tư vấn ngành: 0386659437 (ThS Đặng Thị Thùy Dương)
Điện thoại tư vấn chung: 0935289398 (ThS Tô Văn Hạnh)
2. Thông tin tuyển sinh
            * Mã ngành tuyển sinh: 7140249            * Các phương thức và tổ hợp xét tuyển:
            – Xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT
            + Tổ hợp:
1. C00: Ngữ văn + Lịch sử + Địa lí
2. D78: Ngữ văn + KHXH + Tiếng Anh                 
3. C19: Ngữ văn + Lịch sử + GDCD                       
4. C20: Ngữ văn + Địa lý + GDCD

            – Xét tuyển theo kết quả học tập THPT (xét học bạ)
            + Tổ hợp:
1. C00: Ngữ văn + Lịch sử + Địa lí
2. C19: Ngữ văn + Lịch sử + GDCD                       
3. C20: Ngữ văn + Địa lí + GDCD
            + Điểm sàn: Học sinh giỏi lớp 12

            – Xét theo điểm thi Kỳ thi đánh giá năng lực của khối các trường sư phạm
            – Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo
3. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp
– Giáo viên giảng dạy Lịch sử – Địa lí cấp cấp Tiểu học, THCS.
– Cán bộ nghiên cứu tại các trung tâm, viện nghiên cứu về lịch sử, địa lí, văn hoá…
– Cán bộ văn phòng, tuyên huấn, bảo tàng, phóng viên báo đài, hướng dẫn viên du lịch…
4. Cơ hội học tập sau đại học tại trường
Học tập nâng cao trình độ bậc thạc sĩ và tiến sĩ ngành Lịch sử Việt Nam tại trường.
5. Cơ hội rèn luyện kỹ năng mềm và tham gia các hoạt động đoàn thể, xã hội
Tham gia CLB Văn hoá – Lịch sử, CLB Du lịch thuộc Khoa Lịch sử và nhiều CLB rèn luyện kỹ năng khác ở tại trường như CLB guitar, DKS, Công tác xã hội…
6. Chuẩn đầu ra của ngành học
PLO1: Vận dụng kiến thức về khoa học chính trị và pháp luật, khoa học xã hội và nhân văn; khoa học lịch sử, khoa học địa lí; khoa học giáo dục vào hoạt động chuyên môn.
PLO2. Tổ chức hoạt động giáo dục, dạy học lịch sử và địa lí theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học.
PLO3. Ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng ngoại ngữ trong hoạt động dạy học, nghiên cứu thuộc lĩnh vực lịch sử và địa lí.
PLO4. Xây dựng môi trường giáo dục tích cực.
PLO5. Thực hiện được nhiệm vụ nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực khoa học giáo dục, khoa học lịch sử và khoa học địa lí.
PLO6. Thể hiện tư duy phản biện, sáng tạo và năng lực giải quyết vấn đề phức tạp.
PLO7. Phát triển kĩ năng giao tiếp, làm việc nhóm.
PLO8. Thực hiện hành vi ứng xử phù hợp với phẩm chất, đạo đức nhà giáo; tham gia phục vụ cộng đồng và hình thành ý tưởng khởi nghiệp.