Ngành Giáo dục Chính trị

Chúng ta không thể phủ nhận vai trò, vị trí của chính trị trong mọi mặt của đời sống xã hội. Giáo dục chính trị có vai trò quan trọng trong việc trang bị tri thức lý luận khoa học, lập trường tư tưởng chính trị, thế giới quan, phương pháp luận khoa học và lý tưởng cộng sản chủ nghĩa cho thế hệ trẻ. Tuy nhiên, làm thế nào để Chính trị học không phải là một cái gì đó khô khan, giáo điều (như một số người nghĩ) là một vấn đề không phải ở bản thân chính trị mà là ở những nhà Sư phạm Giáo dục chính trị tương lai. Bởi bản thân chính trị không hề khô khan mà nó luôn gắn bó mật thiết với thực tiễn cuộc sống, với “cây đời mãi mãi xanh tươi”.
Giáo dục Chính trị
GIỚI THIỆU
L
ênin từng nói: “Người ta cần đến kinh tế để khỏi chết đói, cần đến chính trị để khỏi tự giết chính mình. Nếu không hiểu biết về chính trị thì không thể có hành động tự giác về thực thi quyền lực của chính mình…”. Nếu như bạn cho rằng: “Tôi chỉ làm chuyên môn thôi, không liên quan đến chính trị” thì bạn đã sai lầm.
Trên thực tế, chính trị lôi cuốn tất cả mọi người vào cuộc. GS.TS. Hoàng Chí Bảo, một trong những chuyên gia đầu ngành về Chính trị học tại Việt Nam cho rằng: “Người trí thức không nên đứng trong tháp ngà tri thức.(…). Ông cha xưa từng nói, quốc gia lâm nguy, sĩ phu hữu trách. Nguyễn Trãi từng truyền dạy: “Trải biến cố nhiều thì trí lực sâu, lo công việc xa thì thành công lạ. Mác, Ăng-ghen, Hồ Chí Minh đều là những nhà trí thức lỗi lạc, nhưng đồng thời là những nhà chính trị kiệt xuất đó thôi”. Hay nói cách khác, chúng ta “đứng ngoài” chính trị thì chúng ta sẽ hành động một cách mù quáng.
Chúng ta không thể phủ nhận vai trò, vị trí của chính trị trong mọi mặt của đời sống xã hội. Giáo dục chính trị có vai trò quan trọng trong việc trang bị tri thức lý luận khoa học, lập trường tư tưởng chính trị, thế giới quan, phương pháp luận khoa học và lý tưởng cộng sản chủ nghĩa cho thế hệ trẻ. Tuy nhiên, làm thế nào để Chính trị học không phải là một cái gì đó khô khan, giáo điều (như một số người nghĩ) là một vấn đề không phải ở bản thân chính trị mà là ở những nhà Sư phạm Giáo dục chính trị tương lai. Bởi bản thân chính trị không hề khô khan mà nó luôn gắn bó mật thiết với thực tiễn cuộc sống, với “cây đời mãi mãi xanh tươi”.

NGÀNH GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

1. Giới thiệu chung

Ngành Giáo dục Chính trị là ngành đào tạo giáo viên, người học được hưởng chế độ cấp bù sinh hoạt phí theo nghị định 116. Học ngành Giáo dục chính trị, người học có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và nghiên cứu khoa học để dạy học, làm việc, quản lý trong các lĩnh vực liên quan đến lý luận chính trị tại các cơ sở giáo dục, trung tâm nghiên cứu, tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam và tổ chức chính trị- xã hội; có khả năng khởi nghiệp, thích ứng với môi trường làm việc thay đổi và học tập suốt đời; có phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ cho sự phát triển của đất nước

Thông tin về Khoa đào tạo
Khoa: Giáo dục chính trị
Website: https://pol.ued.udn.vn/
Email: gdct@ued.udn.vn
Facebook: facebook.com/polued
Điện thoại tư vấn: 089 817 2669

           

2. Thông tin tuyển sinh
            * Mã ngành tuyển sinh: 7140205

            * Các phương thức và tổ hợp xét tuyển:
            – Xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT
Tổ hợp:
C00: Lịch sử – Ngữ văn – Địa lý
C20: Ngữ văn – GDCD – Địa lý
D66: Ngữ văn – GDCD – Tiếng anh
C19: Ngữ văn – GDCD – Lịch sử

            – Xét tuyển theo kết quả học tập THPT (xét học bạ)
Tổ hợp:
C00: Lịch sử – Ngữ văn – Địa lý
C20: Ngữ văn – GDCD – Địa lý
D66: Ngữ văn – GDCD – Tiếng anh
C19: Ngữ văn – GDCD – Lịch sử
Các thức tính điểm:
Điểm sàn: Học sinh giỏi lớp 12

            – Xét theo điểm thi Kỳ thi đánh giá năng lực của khối các trường sư phạm
            – Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo
3. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp
– Giảng dạy các môn Lý luận chính trị, Giáo dục chính trị ở các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, trường bồi dưỡng cán bộ, trường chính trị và các trường dạy nghề.
– Làm công tác đảng, công tác tuyên huấn, tuyên giáo tại trường học, các doanh nghiệp, các trung tâm, ban tuyên giáo các cấp.
– Làm chuyên viên tại các viện nghiên cứu, các cơ sở giáo dục;  và các cơ quan đảng – chính quyền, các tổ chức đoàn thể, các tổ chức chính trị – xã hội thuộc hệ thống chính trị các cấp.
4. Cơ hội học tập sau đại học tại trường
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể học sau đại học ngành Quản lý giáo dục trình độ thạc sĩ tại trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN.
5. Cơ hội rèn luyện kỹ năng mềm và tham gia các hoạt động đoàn thể, xã hội
Sinh viên được tham gia rèn luyện và sinh hoạt tại các hoạt động Đoàn – Hội các cấp; được tham gia các câu lạc bộ của Khoa và Nhà trường để rèn luyện kĩ năng mềm, và các phát triển các năng lực như: giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề…
6. Chuẩn đầu ra của ngành học
PLO1: Vận dụng được kiến thức trong lĩnh vực giáo dục chính trị, lý luận chính trị và khoa học xã hội – nhân văn vào hoạt động nghề nghiệp.
PLO2: Tổ chức hoạt động giáo dục và dạy học các môn lý luận chính trị theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học
PLO3: Thực hiện được nhiệm vụ nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực lý luận chính trị
PLO4: Thực hiện được các nghiệp vụ công tác Đảng và đoàn thể
PLO5: Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, học tập, nghiên cứu lý luận chính trị, sử dụng ngoại ngữ trong học tập và công việc.
PLO6: Phát triển kỹ năng giao tiếp, làm việc độc lập và làm việc theo nhóm hiệu quả
PLO7: Thể hiện tư duy phản biện, sáng tạo và năng lực giải quyết vấn đề phức tạp
PLO8: Thực hiện hành vi ứng xử phù hợp với đạo đức nghề nghiệp: tham gia phục vụ cộng đồng và có tinh thần khởi nghiệp
PLO9: Xây dựng môi trường giáo dục tích cực