Trang thông tin tuyển sinh

https://tuyensinh.ued.udn.vn


Công tác xã hội

Tuyển sinh: Mã tổ hợp: C00; D01; Mã ngành tuyển sinh: 7760101; Bậc đào tạo: Đại học - Cử nhân Khoa học; Đơn vị đào tạo: Khoa Tâm lí giáo dục

VỊ TRÍ LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI HỌC SAU KHI TỐT NGHIỆP
Sau khi tốt nghiệp, cử nhân Công tác xã hội có thể:
- Cung ứng dịch vụ công tác xã hội tại các cơ sở và tổ chức xã hội (bệnh viện, trường học, cộng đồng thành thị và nông thôn, các tổ chức phi chính phủ, cơ quan, tổ chức công và tư).
            - Làm công tác xã hội chuyên nghiệp trong các lĩnh vực khác nhau như: sức khỏe, giáo dục, pháp luật, kinh tế, truyền thông, xã hội, văn hóa, môi trường...
            - Làm việc trực tiếp tại các cơ sở nghiên cứu và đào tạo có liên quan đến công tác xã hội.
 
KHẢ NĂNG HỌC TẬP, NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SAU KHI RA TRƯỜNG
- Có năng lực học tập suốt đời, đảm bảo kiến thức về chuyên môn và nghiệp vụ để học lên bậc thạc sĩ, tiến sĩ thuộc các chuyên ngành thuộc lĩnh vực Công tác xã hội và các ngành gần với chuyên ngành Công tác xã hội ở trong và ngoài nước.
 
Có thể thực hiện được các đề tài nghiên cứu Công tác xã hội ở các cấp khác nhau.

GIỚI THIỆU
Ngành Công tác xã hội (CTXH) là một ngành khoa học ứng dụng có trên dưới 100 năm thâm niên. Khởi đầu từ hoạt động từ thiện, nhưng từ khi trở thành là một khoa học độc lập, ngành CTXH khác hẳn với hoạt động từ thiện bởi triết lý khoa học của mình với các quy phạm đạo đức, các nguyên tắc và phương pháp hành động đặc thù để giúp cá nhân, nhóm, tập thể và cộng đồng gặp khó khăn, bằng cách khơi dậy tiềm năng của chính họ để tìm ra những giải pháp và nguồn lực (bên trong và bên ngoài) để vượt khó và hòa nhập cộng đồng. Không chỉ giải quyết mà còn phòng ngừa các vấn đề xã hội, CTXH góp phần thực hiện an sinh xã hội, đẩy mạnh phát triển xã hội để hướng tới phát triển bền vững. CTXH nhằm tiến tới “bình đẳng công bằng, tiến bộ xã hội và phát triển toàn diện con người”.
  
Đặt mục tiêu phát triển CTXH thành một nghề ở Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định dành kinh phí 2.347,4 tỉ đồng để thực hiện đề án phát triển nghề CTXH giai đoạn 2010 - 2020 (Quyết định 32/2010/QĐ –TTg). Mục tiêu của đề án là xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên CTXH đạt yêu cầu về chất lượng gắn với phát triển hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH tại các cấp.
CTXH được mệnh danh là nghề của lòng nhân ái, nhân viên CTXH cần có trái tim nóng và cái đầu lạnh.

Nếu bạn là một người năng động, biết quan tâm cộng đồng và luôn trăn trở trước sự bất hạnh của người khác, tại sao chúng ta không khám phá ngành CTXH để trở thành những nhà CTXH có ích trong tương lai?
Khoa Tâm lý – Giáo dục, Trường ĐHSP – Đại học Đà Nẵng là địa chỉ đáng tin cậy giúp các bạn khám phá ngành CTXH, thực hiện ước mơ được làm công việc có ích nhất trong xã hội.

 

 
CHUẨN ĐẦU RA
VỀ KIẾN THỨC
- Có kiến thức cơ bản và chuyên sâu về các lĩnh vực có liên quan đến công tác xã hội đáp ứng tốt yêu cầu công việc sau khi tốt nghiệp và tiếp tục học lên các bậc học cao hơn:
+ Các kiến thức cơ bản về CTXH cá nhân, CTXH nhóm, Tổ chức và phát triển cộng đồng, an sinh xã hội và những vấn đề xã hội, Tham vấn…
+ Các kiến thức cơ bản về ứng dụng CTXH với các đối tượng cụ thể: CTXH với trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người nghèo, trong hôn nhân và gia đình v.v…
- Có trình độ tiếng Anh theo quy định hiện hành.
VỀ KỸ NĂNG
* Kỹ năng chung
- Kỹ năng khai thác và tìm kiếm thông tin
- Kỹ năng khái quát và diễn giải vấn đề
- Kỹ năng thuyết trình
- Kỹ năng lập kế hoạch và thực hiện theo kế hoạch
- Kỹ năng giải quyết vấn đề
- Kỹ năng tư duy hệ thống
- Kỹ năng giao tiếp
Có kỹ năng tự học suốt đời, làm việc độc lập và làm việc hợp tác theo nhóm.
*  Kỹ năng đặc thù chuyên ngành
 kỹ năng thực hành CTXH với cá nhân, nhóm, cộng đồng yếu thế. Cụ thể: có kỹ năng lắng nghe, quan sát, đàm thoại, vãng gia, tham vấn, phúc trình trường hợp…;
- Có kỹ năng tổ chức, liên kết tài nguyên trong cộng đồng để giải quyết các vấn đề xã hội;
- Có các kỹ năng thích ứng để làm việc tốt trong các môi trường/lĩnh vực khác nhau như: trường học, bệnh viện, các tổ chức chính quyền đoàn thể;
 những kỹ năng cơ bản để tham mưu và tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học ngành CTXH tại các cơ sở nghiên cứu, thực hành CTXH.
VỀ THÁI ĐỘ
            - Có ý thức trách nhiệm công dân, có phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong phù hợp với chuẩn xã hội và pháp luật,
            - Có tinh thần học hỏi, có ý chí không ngừng nâng cao kiến thức và rèn luyện bản thân, sẵn sàng hợp tác với cộng đồng.
            - Có lòng yêu nghề, coi trọng, gìn giữ và phát huy các giá trị nghề nghiệp, có tinh thần trách nhiệm cao đối với nghề nghiệp.
            - Có ý thức thực thi những quy định về đạo đức nghề nghiệp ngành CTXH.
            - Có ý thức thực thi những nguyên tắc thực hành nghề nghiệp Công tác xã hội trong tiến trình giải quyết vấn đề: chấp nhận thân chủ; khuyến khích sự tham gia của thân chủ; cá biệt hóa; tôn trọng quyền tự quyết của thân chủ; giữ bí mật cho thân chủ; luôn ý thức về bản thân; xây dựng mối quan hệ làm việc chuyên nghiệp với thân chủ.
            - Nhạy cảm văn hóa với các nền văn hóa khác nhau.
 
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây