Văn hóa học (chuyên ngành Quản lý văn hóa)

Thứ năm - 21/06/2018 02:55
Tuyển sinh: Mã tổ hợp: 1.C00 2.D15 3.C14 4.D66 Mã ngành tuyển sinh: 7229040; Bậc đào tạo: Đại học - Cử nhân Khoa học; Đơn vị đào tạo: Khoa Ngữ Văn

VỊ TRÍ LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI HỌC SAU KHI TỐT NGHIỆP 
- Nghiên cứu văn hóa tại các viện hoặc các trung tâm nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn. 
- Giảng dạy khoa học văn hóa tại các trường đại học, cao đẳng, các trường nghiệp vụ về văn hóa - thông tin, chính trị - hành chính, các trường nghiệp vụ của các tổ chức xã hội. 
- Quản lý nghiệp vụ tại các tổ chức, cơ quan thuộc ngành văn hóa - thông tin, du lịch (sở văn hóa - thể thao và du lịch, phòng văn hóa thông tin quận (huyện), nhà văn hóa, công ty du lịch, quảng cáo…). 
- Hoạt động trong các ngành truyền thông, ngoại giao, văn hóa du lịch. 
- Hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh văn hóa. 
- Hoạt động trong các cơ quan quản lý văn hóa nghệ thuật; bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc.
- Công tác hoặc làm cộng tác viên ở các cơ quan báo chí, thông tin và truyền thông.

GIỚI THIỆU 
Lối sống hưởng thụ thác loạn, đạo đức suy đồi, nhân cách tha hóa,… thường gắn liền với các cuộc khủng hoảng môi sinh, phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc, nghiện hút và dịch bệnh lan tràn… Đó là một loạt những biểu hiện của  quá trình “khủng hoảng văn hóa” diễn ra trong những thập kỷ cuối của thế kỷ XX và nó kéo dài đến tận ngày nay. Trước thực trạng đó, nhiều nhà hoạt động xã hội, trí thức Phương Tây cho rằng: Văn hóa đã từng là linh hồn của cuộc phiêu lưu của con người (F. Mayor), thì chính văn hóa (bao gồm cả tôn giáo) có thể góp phần hóa giải khủng hoảng (ý kiến của A. Toynbee – Anh, Ikeda Daisaku – Nhật và Berdiaev – Nga). 
Nguyên nhân dẫn đến những hiện tượng khủng hoảng nêu trên là do con người không biết đâu là bản ngã văn hóa, họ bị cuốn trong cơn lốc hội nhập, tin vào những gì tốt đẹp mà “thế giới phẳng” mang lại. Ở Việt Nam, trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, một thách thức lớn đặt ra cho xã hội là: làm thế nào để thế hệ trẻ Việt Nam ý thức sâu sắc hơn về bản ngã văn hóa, để chính họ làm chủ thái độ “hòa nhập nhưng không hòa tan”. Đó là lý do khiến một ngành học mới đang ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm, yêu thích của các bạn trẻ: Văn hóa học - một ngành nghề hứa hẹn đem đến cho các bạn những trải nghiệm thú vị, một công việc rất năng động và không kém phần nhạy bén.


 
 
CHUẨN ĐẦU RA 
VỀ KIẾN THỨC 
- Có kiến thức cơ sở về lý luận văn hoá học và phương pháp nghiên cứu văn hoá. 
- Có kiến thức cơ bản và hệ thống về các thành tố và các bình diện của văn hoá; kiến thức cụ thể về các lĩnh vực văn hoá Việt Nam, văn hoá thế giới và văn hoá học ứng dụng. 
- Có kiến thức chuyên sâu ở mức nhất định để tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn thuộc chuyên ngành: Văn hóa dân gian, Lý luận văn hóa, Văn hóa học, Xã hội học, Dân tộc học… 
- Có hiểu biết về công tác tổ chức, điều hành, quản lý, triển khai các chương trình thuộc lĩnh vực văn hóa nghệ thuật của các phòng, ban văn hóa, sở văn hóa – thể thao – du lịch, nhà văn hóa, bảo tàng tỉnh (thành phố).
 VỀ KỸ NĂNG 
- Kỹ năng vận dụng, ứng dụng kiến thức, phương pháp văn hóa học vào việc nghiên cứu một hiện tượng văn hóa cụ thể. 
- Kỹ năng phân tích, tổng hợp, đề xuất giải pháp đối với các vấn đề văn hóa.
- Kỹ năng tổ chức, điều hành, quản lý các chương trình thuộc lĩnh vực văn hóa nghệ thuật.
 

+ Kỹ năng xử lý tình huống, giải quyết vấn đề trong quá trình làm việc. 
+ Kỹ năng giao tiếp xã hội. 
+ Kỹ năng làm việc nhóm, khả năng tự học, tự nghiên cứu, khả năng thích ứng với yêu cầu nghề nghiệp và làm việc độc lập. 
+ Kỹ năng khai thác sử dụng các kết quả nghiên cứu, tài liệu nghiên cứu của người nước ngoài về văn hóa Việt Nam. 
+ Kỹ năng sử dụng tin học văn phòng và các phần mềm tin học chuyên ngành. 
- Khả năng hội nhập tốt, khả năng sáng tạo và tư duy độc lập. 
VỀ THÁI ĐỘ              
- Có ý thức trách nhiệm công dân, có thái độ tôn trọng và tự hào về tài sản văn hóa quốc gia và địa phương, kho tàng văn hóa các dân tộc thiểu số. 
- Có ý thức tích cực tham gia các hoạt động văn hóa xã hội nhằm tìm hiểu, quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam đến với cộng đồng xã hội trong và ngoài nước. 
- Có ý thức tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ trong và ngoài nhà trường nhằm phát triển sinh hoạt văn hóa đại chúng, củng cố nền văn hóa cộng đồng. 
- Nuôi dưỡng lòng say mê tìm tòi, phát hiện và nghiên cứu những giá trị văn hóa truyền thống và hiện đại. 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây