Sư phạm Tin học

Thứ năm - 21/06/2018 00:28
Tuyển sinh: Tổ hợp A00, A01; Mã ngành tuyển sinh: 7140210; Bậc đào tạo: Cử nhân Sư phạm; Đơn vị đào tạo: Khoa Tin học
Sư phạm Tin học

 
VỊ TRÍ LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI HỌC SAU KHI TỐT NGHIỆP
Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận công việc ở các lĩnh vực sau:
- Dạy học môn Tin học ở trường trung học phổ thông, giảng dạy Tin học ở các trường ĐH, CĐ, TCCN, trường dạy nghề,...
- Các bộ phận vận hành và ứng dụng CNTT của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
- Các công ty phát triển phần mềm, thiết kế website, gia công phần mềm; các công ty lắp ráp, phân phối máy tính và thiết bị tin học.. 
- Các công ty tư vấn - thiết kế giải pháp mạng, giải pháp CNTT cho doanh nghiệp.

GIỚI THIỆU
Môn Tin học nói riêng và ngành CNTT nói chung đang có sức hấp dẫn rất lớn với học sinh ở sự mới mẻ, nhu cầu hiểu biết, đặc biệt là công cụ hỗ trợ tích cực trong việc tìm kiếm thông tin, tạo điều kiện học tập cho các môn khác và hỗ trợ đắc lực cho công việc. Hầu hết các trường đều thiếu giáo viên phụ trách bộ môn tin học. Một số trường "chữa cháy" bằng cách chuyển GV các môn khác như Toán, Lý, Hóa,... sang dạy "kiêm nhiệm" Tin học, hoặc tuyển các cử nhân Tin học của các trường ngoài Sư phạm tham gia giảng dạy. Điều này dẫn đến tình trạng chung là chuyên môn và nghiệp vụ Sư phạm có những “bước khập khiễng”.
Công nghệ thông tin đã và sẽ là lĩnh vực mũi nhọn trong thời kỳ hội nhập khu vực và thế giới. Vì vậy, chúng ta rất cần những nhà giáo tâm huyết và có chuyên môn cao cho việc đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ tiếp cận tốt với công nghệ thông tin, nhằm định hướng  cho các em trong việc chọn lựa chuyên ngành về sau, mở ra cơ hội việc làm tốt và mang lại thu nhập cao, ổn định cho bản thân sau khi tốt nghiệp, góp phần vào sự phát triểnchung của đất nước.
 

 
CHUẦN ĐẦU RA
VỀ KIẾN THỨC
Sinh viên tốt nghiệp được trang bị kiến thức về Công nghệ thông tin để có thể đảm bảo được công việc dạy học môn Tin học hoặc có khả năng làm việc tại các các đơn vị kinh tế xã hội liên quan đến lĩnh vực CNTT hoặc chuyên về CNTT, cụ thể là:
- Nắm vững kiến thức cơ bản và chuyên sâu về khoa học máy tính, công nghệ phần mềm và hệ thống thông tin (lập trình, cơ sở dữ liệu, hệ điều hành, mạng máy tính, điện toán đám mây, phân tích và thiết kế giải thuật…)           
- Có trình độ toán rời rạc, toán lý thuyết,… để nâng cao khả năng tư duy, liên hệ với công nghệ thông tin trong giảng dạy.  
- Có kiến thức về phương pháp luận nghiên cứu khoa học và phương pháp nghiên cứu chuyên ngành để thực hiện các công việc nghiên cứu và ứng dụng công nghệ thông tin.
- Có kiến thức ngoại ngữ tương đương chuẩn B1 theo khung Châu Âu, bước đầu sử dụng được trong nghiên cứu tài liệu chuyên ngành.
 
VỀ KỸ NĂNG
- Có khả năng thực hiện, phác thảo, nâng cao hệ thống phần mềm dựa trên cơ sở máy tính; có kỹ năng đánh giá hệ thống máy tính theo các thuộc tính chất lượng nói chung và các kỹ năng ứng dụng để giải quyết vấn đề thực tế.
- Biết các thao tác công cụ máy tính và sử dụng hệ thống phần mềm một cách hiệu quả.
- Có phương pháp tư duy logic, tư duy thuật giải, tính kỷ luật, tính tổ chức trong công tác giảng dạy.
- Có kỹ năng làm việc nhóm; khả năng tự học, tự nghiên cứu; khả năng thích ứng với yêu cầu nghề nghiệp và làm việc độc lập.
- Có kỹ năng sư phạm để phục vụ tốt công tác giảng dạy (soạn giáo án, phân tích đánh giá học sinh, có kế hoạch giảng dạy).
- Có khả năng đảm nhiệm công việc khác ngoài môn Tin học trong kế hoạch giảng dạy ở trường phổ thông: làm công tác chủ nhiệm lớp, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ.
- Có khả năng vận dụng hướng tiếp cận hệ thốngvà nâng cao hiệu suất hoạt động.
- Về ngoại ngữ, giao tiếp trong công việc và bước đầu nghiên cứu tài liệu chuyên ngành.


 
VỀ THÁI ĐỘ
- Có ý thức trách nhiệm cao, có đạo đức tốt, có tác phong mẫu mực của người giáo viên
- Tham gia các hoạt động chính trị xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm phát triển nhà trường và cộng đồng, xây dựng xã hội học tập.
- Có thái độ yêu nghề, mến trẻ và có ý thức trách nhiệm xã hội, có tinh thần đoàn kết , hợp tác.
- Có ý thức học tập nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn.
- Tích cực rèn luyện năng lực nghề nghiệp, cập nhật thông tin về đổi mới phương pháp dạy học.
- Thường xuyên tu dưỡng đạo đức, trau dồi những phẩm chất cần thiết của người giáo viên.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây