Sư phạm Ngữ văn

Thứ năm - 21/06/2018 00:22
Tuyển sinh: Tổ hợp C00; C14; D66 Mã ngành tuyển sinh: 7140217; Bậc đào tạo: Đại học - Cử nhân Sư phạm; Đơn vị đào tạo: Khoa Ngữ Văn
Sư phạm Ngữ văn

VỊ TRÍ LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI HỌC SAU KHI TỐT NGHIỆP
Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận công việc:
- Giảng dạy môn Ngữ Văn ở các trường trung học phổ thông, đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp.
- Nghiên cứu tại các viện nghiên cứu văn học. 
- Công tác hoặc làm cộng tác viên ở các cơ quan báo chí, thông tin và truyền thông.
​​​​​​​
GIỚI THIỆU 
Bản chất của văn chương là làm đẹp cho đời... Chữ viết tượng hình và những câu nói đẹp được gọi là Văn. Đặc biệt, con người dùng văn chương để tô điểm cho cuộc sống tinh thần của mình, thể hiện bản chất của mình: văn học là nhân học. Chính vì vậy, dạy văn là góp phần tích cực nhất, hiệu quả nhất và sâu sắc nhất trong quá trình hình thành nhân cách con người.
Ngoài ra, văn học còn sản sinh ra tiềm năng sáng tạo của học sinh, tạo ra những con người sáng tạo. Đừng nghĩ tính thẩm mỹ và chất sáng tạo của văn học chỉ kích thích, nuôi dưỡng sự sáng tạo trong phạm vi nghệ thuật. Hơn ai hết, những nhà khoa học lớn luôn luôn khẳng định “nghệ thuật và khoa học là đôi cánh của nhân loại”. A. Einstein đã từng tuyên bố rằng thuyết tương đối của ông được gợi ý từ những trang tiểu thuyết sâu thẳm của Dostoevsky. Và sau khi đỗ tiến sĩ vật lý, nhà khoa học vĩ đại và “lạ đời” này đã đến thăm thầy giáo dạy văn hồi ông học trung học!
Do đó, đến với nghề dạy văn, ai cũng biết rằng đó là nghề không hề dễ. Dạy văn chương khác với dạy các môn khoa học tự nhiên, vừa phải đảm bảo tính chính xác về kiến thức, vừa phải tạo được rung cảm thẩm mỹ cho học sinh. Theo nhà văn Nhật Chiêu: “Dạy Văn giống như thuật gọi hồn, gọi linh hồn của tác phẩm sống dậy. Chỉ khi gọi được hồn của tác phẩm sống dậy thì ta mới truyền được cảm hứng.Bởi nếu tác phẩm chỉ trên trang giấy thì nó còn khô hơn cả xác lá khô”.Bởi vậy, khi chọn ngành này thì các bạn phải thực sự yêu thích và đam mê văn chương.

 
CHUẨN ĐẦU RA
VỀ KIẾN THỨC
- Có kiến thức cơ bản, hệ thống và toàn diện về ngữ văn (Ngôn ngữ học, Văn học Việt Nam, Văn học nước ngoài, Lý luận văn học).
- Có kiến thức chuyên sâu ở mức độ nhất định để có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn thuộc chuyên ngành: Văn học dân gian, Văn học nước ngoài, Lý luận ngôn ngữ, Phương pháp dạy học văn, Phương pháp dạy học tiếng Việt, Văn hóa học…
- Có kiến thức cơ bản về khoa học tâm lý, giáo dục, phương pháp dạy học để có thể vận dụng vào hoạt động dạy học và giáo dục.
- Có hiểu biết về công tác tổ chức, quản lý trong ngành giáo dục, trong nhà trường.
VỀ KỸ NĂNG

- Kỹ năng tổ chức hoạt động dạy học môn Ngữ văn (phân tích chương trình, thiết kế bài giảng, tổ chức dạy học, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh).
- Kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục: giáo dục đạo đức qua môn học, chủ nhiệm lớp, công tác Đoàn, ngoại khóa.
- Kỹ năng triển khai nghiên cứu khoa học về những vấn đề thuộc thực tiễn giáo dục;.
- Kỹ năng làm việc nhóm; khả năng tự học, tự nghiên cứu; khả năng thích ứng với yêu cầu nghề nghiệp và làm việc độc lập.
- Khai thác sử dụng, tự làm các phương tiện dạy học (đơn giản) để hỗ trợ hoạt động dạy học môn Ngữ văn ở nhà trường.
- Kỹ năng giao tiếp, ứng xử sư phạm: Phân tích và đánh giá được đặc điểm tâm lý của học sinh để có thể giải quyết các tình huống sư phạm một cách hợp lý.
VỀ THÁI ĐỘ
- Có ý thức trách nhiệm công dân, thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn; có ý thức kỷ luật và tác phong mẫu mực của người giáo viên; hòa nhập, gắn bó với tập thể và cộng đồng.
- Có ý thức tham gia các hoạt động chính trị xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm phát triển nhà trường và cộng đồng, xây dựng xã hội học tập.
- Có thái độ yêu nghề, tinh thần cầu thị trong con đường nghề nghiệp.
- Tích cực rèn luyện năng lực nghề nghiệp, cập nhật thông tin về đổi mới phương pháp dạy học.
- Thường xuyên tu dưỡng đạo đức, trau dồi những phẩm chất cần thiết của người giáo viên.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây