Văn hóa học (chuyên ngành quản lý văn hóa)

Thứ tư - 20/02/2019 21:52
Ở Việt Nam, trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, một thách thức lớn đặt ra cho xã hội là: làm thế nào để thế hệ trẻ Việt Nam ý thức sâu sắc hơn về bản ngã văn hóa, để chính họ làm chủ thái độ “hòa nhập nhưng không hòa tan”. Đó là lý do khiến một ngành học mới đang ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm, yêu thích của các bạn trẻ: Văn hóa học - một ngành nghề hứa hẹn đem đến cho các bạn những trải nghiệm thú vị, một công việc rất năng động và không kém phần nhạy bén.
Văn hóa học (chuyên ngành quản lý văn hóa)
NGÀNH VĂN HÓA HỌC

1. Giới thiệu chung
Khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng là địa chỉ đào tạo đại học, sau đại học, bồi dưỡng giáo viên các cấp, là nơi nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho khu vực miền Trung, Tây Nguyên và cả nước.
             Văn hóa học là ngành học thuộc về khoa học xã hội nhân văn chuyên nghiên cứu về những đặc trưng trong văn hoá Việt Nam và các nền văn hoá trên thế giới. Đồng thời với đó, khoa học về văn hóa cũng nghiên cứu và dự báo các vấn đề, các xu hướng văn hóa trong bối cảnh hiện đại. Ngành Cử nhân Văn hoá học tại Khoa Ngữ văn với lịch sử gần 20 năm đào tạo, cung cấp cho người học những kiến thức cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu về văn hoá, đào tạo các kĩ năng cần thiết của một người làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng và quản lí văn hoá.

Thông tin về Khoa đào tạo
            Khoa: Ngữ văn
            Website: http://nguvan.ued.udn.vn
            Email: Khoa vandanang@gmail.com
            Facebook: Khoa Ngữ văn – Trường Đại học Sư phạm - ĐHĐN
            Điện thoại tư vấn: 0898.201.699
Link nhóm zalo, messenger tư vấn: https://www.facebook.com/Khoa vanUED/
Link youtube giới thiệu Khoa hoặc ngành học:

2. Thông tin tuyển sinh năm 2023
            * Mã ngành tuyển sinh: 7229040
* Chỉ tiêu dự kiến: 46
            * Các phương thức và tổ hợp xét tuyển:
            - Xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2023
Chỉ tiêu: 27
Tổ hợp:
  • C00 Văn – Sử Địa
  • D15 Văn – Địa – Anh
  • C14 Văn – GDCD – Toán
  • D66 Văn – GDCD – Anh
Cách thức tính điểm:
  • Điểm xét tuyển (ĐXT) = Tổng điểm các môn trong tổ hợp xét tuyển + Điểm ưu tiên.
  • Ngưỡng ĐBCL đầu vào được công bố sau khi có kết quả thi THPT.
  • Tiêu chí phụ đối với các thí sinh có điểm bằng nhau: Ưu tiên môn Ngữ Văn
  • Điểm sàn: 15
  • Điểm chuẩn năm 2022: 15,25đ

            - Xét tuyển theo kết quả học tập THPT (xét học bạ)
Chỉ tiêu: 15
Tổ hợp:
  • C00 Văn – Sử Địa
  • D15 Văn – Địa – Anh
  • C14 Văn – GDCD – Toán
  • D66 Văn – GDCD – Anh
Cách thức tính điểm:
  • Điểm môn học dùng để xét tuyển là điểm trung bình môn lớp 10, lớp 11 và học kì I năm lớp 12; làm tròn đến 2 số lẻ. Điểm môn ngoại ngữ sử dụng trong xét tuyển là điểm ngoại ngữ chính (Ngoại ngữ 1).
  • Điểm xét tuyển (ĐXT) = Tổng điểm các môn trong tổ hợp + Điểm ưu tiên
  • Điểm sàn: 15
  • Điểm chuẩn năm 2022: 16đ

            - Xét theo điểm thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh
Chỉ tiêu: 2
  • Điểm sàn: 600
  • Trường hợp tổng số thí sinh trúng tuyển của một ngành <15, các thí sinh sẽ được đăng kí chuyển sang ngành đào tạo khác cùng tổ hợp, cùng phương thức xét tuyển và có điểm xét tuyển lớn hơn hoặc bằng điểm trúng tuyển của ngành sẽ chuyển sang.
  • Xét theo thứ tự điểm bài thi đánh giá năng lực từ cao đến thấp cho đến đủ chỉ tiêu.

            - Xét tuyển theo đề án tuyển sinh riêng
Chỉ tiêu: Không quá 5% chỉ tiêu chung của từng ngành.
Đối tượng xét tuyển:
  • Học sinh đạt giải tại cuộc thi học sinh giỏi các môn văn hóa cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
  • Học sinh đạt giải tại kì thi học sinh giỏi các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, GDCD, Ngoại ngữ cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Xét giải các năm 2021, 2022, 2023.
  • Nguyên tắc chung: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT có thể đăng kí xét tuyển vào nhiều ngành khác nhau, theo thứ tự ưu tiên từ Nhóm 1 đến Nhóm 6. Xét theo thứ tự giải (hoặc Điểm xét tuyển) từ cao xuống thấp cho đến đủ chỉ tiêu và ưu tiên từ nguyện vọng 1 cho đến hết. Mỗi thí sinh trúng tuyển 1 nguyện vọng sẽ không được xét tuyển các nguyện vọng tiếp theo.
  • Học sinh học trường THPT chuyên.
Học sinh trường THPT chuyên các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Ngoại ngữ.
  • Tiêu chí phụ: Trường hợp có nhiều thí sinh đồng hạng vượt quá chỉ tiêu sẽ xét đến điểm trung bình năm học lớp 12.

- Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Chỉ tiêu: 2
  • Thí sinh đã tốt nghiệp THPT và đoạt giải nhất, nhì, ba trong kì thi chọn học sinh giỏi quốc gia các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí và Tiếng Anh. Xét giải các năm 2021, 2022, 2023.

3. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp
             
Sinh viên ngành Văn hóa học sau khi tốt nghiệp sẽ có các cơ hội việc làm như sau:
  • Nghiên cứu và giảng dạy chuyên ngành văn hóa ở các bậc trung cấp, cao đẳng, đại học hoặc các trường nghề, trường nghiệp vụ chuyên về văn hoá, du lịch…
  • Tham gia quản lí nghiệp vụ văn hóa tại các tổ chức, cơ quan thuộc ngành văn hóa thông tin, du lịch.
  • Hướng dẫn viên du lịch, chuyên viên hoạt động liên quan đến dịch vụ du lịch lữ hành, nhà hàng, khách sạn…
  • Biên tập viên chuyên mục văn hoá – nghệ thuật tại các cơ quan báo chí, thông tin và truyền thông.
  • Hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh văn hóa, các dự án văn hoá cộng đồng.
  • Quản lí, chuyên viên trong các các tổ chức phi chính phủ về văn hoá, xã hội, từ thiện.

4. Cơ hội học tập sau đại học tại trường

Có khả năng tự học suốt đời và tiếp tục học ở các bậc học cao hơn trong những chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực văn hóa và quản lí văn hóa tại các cơ sở đào tạo sau đại học ở trong và ngoài nước.
5. Cơ hội rèn luyện kĩ năng mềm và tham gia các hoạt động đoàn thể, xã hội
 
  • Sinh viên được tạo điều kiện tham gia các câu lạc bộ, đội nhóm trong nhà trường. Được học hỏi kĩ năng mềm như giao tiếp, tổ chức sự kiện, các hoạt động truyền thông cũng như các hoạt động học thuật giúp sinh viên có thể tự tin khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường.
  • Ngoài ra Khoa Ngữ văn còn có các câu lạc bộ học thuật như: Câu lạc bộ Văn học UED, Câu lạc bộ Báo chí. Nơi đây là môi trường tốt để sinh viên có thể học hỏi các kĩ năng phục vụ công việc như nghiên cứu khoa học, tổ chức sự kiện, dẫn chương trình, viết bài tham luận, phân tích Văn học dưới góc độ học thuật.
  • Hàng năm Liên chi đoàn Khoa Ngữ văn thường tổ chức 2 chuyến tình nguyện vào dịp Tết, Hè. Sinh viên có điều kiện tham gia hoạt động công ích, phục vụ cng đồng.
  • Sinh viên còn được tham gia các hoạt động thể dục thể thao, các sự kiện văn hóa nghệ thuật, học thuật do Khoa Ngữ văn tổ chức.

6. Chuẩn đầu ra của ngành học
            Người học khi tốt nghiệp chương trình đào tạo ngành Văn hóa học của Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng có khả năng:
  • Vận dụng được các kiến thức cơ bản về Khoa học, chính trị, pháp luật, Khoa  học xã hội – nhân văn để giải quyết các vấn đề liên quan đến chuyên ngành Quản lí Văn hóa.
  • Vận dụng kiến thức chuyên ngành Văn hóa học và kiến thức nghiệp vụ vào hoạt động chuyên môn.
  • Hệ thống hóa thông tin trong hồ sơ di tích, di sản văn hóa.
  • Tổ chức hoạt động văn hóa. nghệ thuật, truyền thông.
  • Tham gia thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu Khoa  học trong lĩnh vực văn hóa, quản lí văn hóa.
  • Ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng ngoại ngữ trong học tập, nghiên cứu Khoa học và hoạt động chuyên môn liên quan đến văn hóa, quản lí văn hóa.
  • Phát triển kĩ năng giao tiếp, làm việc nhóm hiệu quả.
  • Thể hiện tư duy phản biện, sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề phức tạp.
  • Thể hiện hành vi ứng xử phù hợp với đạo đức nghề nghiệp, năng lực phát triển bản thân, tinh thần khi nghiệp và tham gia phục vụ cộng đồng.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây