Ngành Sư phạm Công nghệ đào tạo giáo viên giảng dạy môn Công nghệ tại các trường THCS và THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới.
Trước ngưỡng cửa của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, với sự quan tâm ngày càng nhiều của xã hội về giáo dục STEM, môn Công nghệ ở trường phổ thông ngày càng đóng vai trò quan trọng. Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, Công nghệ là môn học bắt buộc ở giai đoạn giáo dục cơ bản (Tiểu học và THCS). Trong giai đoạn định hướng nghề nghiệp, môn Công nghệ là môn học dành cho các học sinh có xu hướng lựa chọn ngành học thuộc các lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ.
GIỚI THIỆU
Ngành Sư phạm Công nghệ đào tạo giáo viên giảng dạy môn Công nghệ tại các trường THCS và THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Từ trước đến nay, ở Việt Nam chưa đào tạo giáo viên Công nghệ. Do đó, đội ngũ giáo viên giảng dạy môn học này chủ yếu là giáo viên kiêm nhiệm từ tổ Hóa – Sinh – Lý. Vì vậy, thí sinh đăng ký theo học ngành này sẽ có nhiều cơ hội được tuyển dụng làm giáo viên dạy môn Công nghệ ở trường phổ thông. Đồng thời, tốt nghiệp ngành này, thí sinh sẽ có đủ năng lực làm việc tại các trường Trung cấp, Cao đẳng, Đại học, Trung tâm nghiên cứu và các Công ty liên quan đến Công nghệ thuộc lĩnh vực Công nghiệp và Nông nghiệp
CÔNG VIỆC SINH VIÊN CÓ THỂ ĐẢM NHẬN SAU KHI TỐT NGHIỆP Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể
Giảng dạy môn Công nghệ tại các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông.
Làm việc ở các cơ quan quản lý giáo dục (phòng, sở, trung tâm giáo dục).
Làm việc ở các công ty hoạt động về giáo dục (công ty sách và thiết bị trường học; trung tâm bồi dưỡng văn hóa, kiến thức; …)
Làm cán bộ phòng thí nghiệm, trợ giảng cho các môn học liên quan đến Công nghệ tại các trường Trung cấp, Cao đẳng, Đại học và Trung tâm nghiên cứu.
Làm việc tại các Công ty kinh doanh các lĩnh vực liên quan đến Công nghệ (Trang trại; công ty lương thực, thực phẩm, điện, điện tử…)
Tham gia các dự án, đề tài nghiên cứu về giáo dục và công nghệ.
Tiếp tục học ở các bậc học cao hơn thuộc các chuyên ngành liên quan đến Công nghệ và Giáo dục học.
KHẢ NĂNG HỌC TẬP, NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SAU KHI RA TRƯỜNG
Sinh viên ra trường có đủ kiến thức và năng lực giảng dạy mônCông nghệtại các trường trung học (trung học cơ sở và trung học phổ thông) ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước.
Sinh viên ra trường có đủ năng lực để tự học suốt đời và tiếp tục học ở các bậc học cao hơn trong những chuyên ngành liên quan đến Công nghệ thuộc lĩnh vực Công nghiệp và Nông nghiệp tại các cơ sở đào tạo sau đại học ở trong và ngoài nước.
Sinh viên ra trường có khả năng làm việc tại các trường Trung cấp, Cao đẳng, Đại học, Trung tâm nghiên cứu và các Công ty liên quan đến Công nghệ thuộc lĩnh vực Công nghiệp và Nông nghiệp
Chuẩn đầu ra (CĐR) (theo quy định tại Thông tư 07/2015) CĐR1: Hiểu biết và vận dụng được các kiến thức về Nông nghiệp, Công nghiệp, Công nghệ với đời sống CĐR2: Thiết kế và thực hiện được các sản phẩm công nghệ. CĐR3: Tổ chức được tiến trình dạy học môn Công nghệ theo đúng phân phối chương trình. CĐR4: Tổ chức được các hoạt động giáo dục và quản lý học sinh bậc trung học. CĐR5: Ứng dụng công nghệ thông tin vào các công việc chuyên môn. CĐR6: Giao tiếp và hợp tác nhóm hiệu quả. CĐR7: Thiết kế và thực hiện được các đề tài nghiên cứu khoa học CĐR8: Học tập suốt đời. CĐR9: Hiểu được pháp luật, định hướng phát triển đất nước, và đạo đức nghề nghiệp.