Công tác xã hội

Thứ tư - 20/02/2019 21:38
Được mệnh danh là nghề của lòng nhân ái, nhân viên CTXH cần có trái tim nóng và cái đầu lạnh.Nếu bạn là một người năng động, biết quan tâm cộng đồng và luôn trăn trở trước sự bất hạnh của người khác, tại sao chúng ta không khám phá ngành CTXH để trở thành những nhà CTXH có ích trong tương lai?
GIỚI THIỆU
      Ngành Công tác xã hội (CTXH) là một ngành khoa học ứng dụng có trên dưới 100 năm thâm niên. Khởi đầu từ hoạt động từ thiện, nhưng từ khi trở thành là một khoa học độc lập, ngành CTXH khác hẳn với hoạt động từ thiện bởi triết lý khoa học của mình với các quy phạm đạo đức, các nguyên tắc và phương pháp hành động đặc thù để giúp cá nhân, nhóm, tập thể và cộng đồng gặp khó khăn, bằng cách khơi dậy tiềm năng của chính họ để tìm ra những giải pháp và nguồn lực (bên trong và bên ngoài) để vượt khó và hòa nhập cộng đồng. Không chỉ giải quyết mà còn phòng ngừa các vấn đề xã hội, CTXH góp phần thực hiện an sinh xã hội, đẩy mạnh phát triển xã hội để hướng tới phát triển bền vững. CTXH nhằm tiến tới “bình đẳng công bằng, tiến bộ xã hội và phát triển toàn diện con người”.
  
      Đặt mục tiêu phát triển CTXH thành một nghề ở Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định dành kinh phí 2.347,4 tỉ đồng để thực hiện đề án phát triển nghề CTXH giai đoạn 2010 - 2020 (Quyết định 32/2010/QĐ –TTg). Mục tiêu của đề án là xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên CTXH đạt yêu cầu về chất lượng gắn với phát triển hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH tại các cấp.
CTXH được mệnh danh là nghề của lòng nhân ái, nhân viên CTXH cần có trái tim nóng và cái đầu lạnh.
Nếu bạn là một người năng động, biết quan tâm cộng đồng và luôn trăn trở trước sự bất hạnh của người khác, tại sao chúng ta không khám phá ngành CTXH để trở thành những nhà CTXH có ích trong tương lai?
Khoa Tâm lý – Giáo dục, Trường ĐHSP – Đại học Đà Nẵng là địa chỉ đáng tin cậy giúp các bạn khám phá ngành CTXH, thực hiện ước mơ được làm công việc có ích nhất trong xã hội.
ctxh 1


   THÔNG TIN CẦN NHỚ
 

Tuyển sinh: Mã tổ hợp: C00; D01;
Tổ hợp 1: Ngữ văn - Địa lý - Lịch sử
Tổ hợp 2: Ngữ văn – GDCD – Anh
Tổ hợp 3: Ngữ văn – GDCD – Lịch sử
Tổ hợp 4: Ngữ văn – Địa lý – GDCD
Mã ngành tuyển sinh: 7760101;
Bậc đào tạo: Đại học - Cử nhân Khoa học;
Đơn vị đào tạo: Khoa Tâm lí giáo dục

 

VỊ TRÍ LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI HỌC SAU KHI TỐT NGHIỆP
Sinh viên tốt nghiệp từ CTĐT ngành Công tác xã hội, sinh viên có thể làm các công việc:
  • quan thuộc ngành Lao động Thương binh và Xã hội, Phường, Xã, UBND; các tổ chức Hội (Hội Phụ nữ; Hội Người cao tuổi; Hội Cựu chiến binh; Hội thanh niên...)
  • Các cơ sở y tế, dược (làm việc với bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, đội ngũ y tế...)
  • Trường (từ Mẫu giáo đến ĐH) làm việc với học sinh, giáo viên, phụ huynh về những vấn đề khó khăn tâm lý - xã hội của họ
  • Tổ chức phi chính phủ (về các hoạt động xã hội, phát triển cộng đồng, an sinh xã hội...)
  • Đoàn thể (công đoàn, bảo vệ trẻ em, Đài phát thanh truyền hình, cơ quan Báo chí; các Trung tâm cai nghiện; trung tâm giáo dục cộng đồng, giáo dục hướng nghiệp...)
  • Các cơ sở giáo dục đào tạo CTXH (Trường Đại học, Cao đẳng...)
  • Các tổ chức, ban ngành về chính sách xã hội
  • Các cơ sở nghiên cứu, đào tạo về CTXH, (thực hiện nghiên cứu và phát triển đối với các dự án xã hội)

 
KHẢ NĂNG HỌC TẬP, NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SAU KHI RA TRƯỜNG
Có đủ khả năng tiếp tục học tập và nghiên cứu chuyên môn ở trình độ Thạc sĩ và Tiến sĩ chuyên ngành Công tác xã hội, Xã hội học, Giáo dục Chính trị,... và các ngành gần với chuyên ngành Công tác xã hội cả trong nước và ở nước ngoài.
 
CHUẨN ĐẦU RA
1. Mục tiêu chung
            Đào tạo cử nhân Công tác xã hội có năng lực cung cấp các dịch vụ công tác xã hội chuyên nghiệp; có đạo đức nghề nghiệp để làm việc tại các cơ quan, tổ chức liên quan đến công tác xã hội trong nước và quốc tế; có khả năng khởi nghiệp và nghiên cứu, thích ứng với môi trường làm việc thay đổi và học tập suốt đời; tham gia dạy học tại các cơ sở giáo dục. 
2. Mục tiêu cụ thể
Đào tạo cử nhân ngành Công tác xã hội đáp ứng được các mục tiêu cụ thể sau:
PO1: Có kiến thức khoa học chính trị, pháp luật, xã hội, giáo dục; kiến thức nền tảng của công tác xã hội để phục vụ cho hoạt động nghề nghiệp, phát triển bản thân, dạy học và học tập suốt đời
PO2: Có năng lực nghiên cứu, thực hành công tác xã hội cho cá nhân, nhóm, cộng đồng tự giải quyết vấn đề và nâng cao năng lực con người
PO3: Có kỹ năng mềm, tin học, ngoại ngữ, tư duy sáng tạo và thích ứng với môi trường làm việc thay đổi
PO4: Có đạo đức nghề nghiệp, ý thức phục vụ cộng đồng, trách nhiệm công dân và tinh thần khởi nghiệp.
 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây