Giáo dục Chính trị

Thứ tư - 20/06/2018 23:38
Tuyển sinh: Mã tổ hợp: 1.C00 2.C20 3.D66; C20 Mã ngành tuyển sinh: 7140205; Bậc đào tạo: Đại học - Cử nhân Sư phạm; Đơn vị đào tạo: Khoa Giáo dục Chính trị.
Giáo dục Chính trị
 
VỊ TRÍ LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI HỌC SAU KHI TỐT NGHIỆP
- Là giáo viên bộ môn Giáo dục công dân ở các cấp học phổ thông.
- Giảng viên các môn Khoa học Mác - Lênin, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các học viện, trường đại học, cao đẳng, các trường chính trị, các trường trung cấp, dạy nghề.
- Làm công tác tư vấn cho các phòng, sở Giáo dục - đào tạo về chuyên môn giáo dục công dân.
 Làm chuyên viên và công tác quản lý tại các cơ quan, ban, ngành, các tổ chức thuộc hệ thống chính trị các cấp (Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam), tại các trường học, các cơ sở quản lý giáo dục.

GIỚI THIỆU

Lênin từng nói: “Người ta cần đến kinh tế để khỏi chết đói, cần đến chính trị để khỏi tự giết chính mình. Nếu không hiểu biết về chính trị thì không thể có hành động tự giác về thực thi quyền lực của chính mình…”. Nếu như bạn cho rằng: “Tôi chỉ làm chuyên môn thôi, không liên quan đến chính trị” thì bạn đã sai lầm.
Trên thực tế, chính trị lôi cuốn tất cả mọi người vào cuộc. GS.TS. Hoàng Chí Bảo, một trong những chuyên gia đầu ngành về Chính trị học tại Việt Nam cho rằng: “Người trí thức không nên đứng trong tháp ngà tri thức.(…). Ông cha xưa từng nói, quốc gia lâm nguy, sĩ phu hữu trách. Nguyễn Trãi từng truyền dạy: "Trải biến cố nhiều thì trí lực sâu, lo công việc xa thì thành công lạ. Mác, Ăng-ghen, Hồ Chí Minh đều là những nhà trí thức lỗi lạc, nhưng đồng thời là những nhà chính trị kiệt xuất đó thôi”. Hay nói cách khác, chúng ta “đứng ngoài” chính trị thì chúng ta sẽ hành động một cách mù quáng.
Chúng ta không thể phủ nhận vai trò, vị trí của chính trị trong mọi mặt của đời sống xã hội. Giáo dục chính trị có vai trò quan trọng trong việc trang bị tri thức lý luận khoa học, lập trường tư tưởng chính trị, thế giới quan, phương pháp luận khoa học và lý tưởng cộng sản chủ nghĩa cho thế hệ trẻ. Tuy nhiên, làm thế nào để Chính trị học không phải là một cái gì đó khô khan, giáo điều (như một số người nghĩ) là một vấn đề không phải ở bản thân chính trị mà là ở những nhà Sư phạm Giáo dục chính trị tương lai. Bởi bản thân chính trị không hề khô khan mà nó luôn gắn bó mật thiết với thực tiễn cuộc sống, với "cây đời mãi mãi xanh tươi".
 CHUẨN ĐẦU RA
VỀ KIẾN THỨC
- Nắm vững một cách có hệ thống kiến thức cơ bản, sâu và rộng các môn khoa học Mác -Lê-nin, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Nắm được những vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; am hiểu những vấn đề quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
- Nắm vững những vấn đề cơ bản, quan trọng về Nhà nước và pháp luật Việt Nam.
- Nắm vững các kiến thức cơ bản về khoa học giáo dục để tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học môn Giáo dục công dân ở trường phổ thông.

VỀ KỸ NĂNG
- Hình thành và rèn luyện ở người học những phẩm chất đạo đức cơ bản; hình thành thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh; giáo dục truyền thống yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu người, yêu ngành; có ý thức trách nhiệm cao đối với sự nghiệp giáo dục.
- Biết vận dụng, tích hợp được giáo dục về quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, môi trường, con người, xã hội vào nội dung bài dạy môn Giáo dục công dân.
- Có kỹ năng xử lý các tình huống sư phạm, tình huống pháp luật.
- Có khả năng giao tiếp, chia sẻ thông tin, khéo léo trong ứng xử, khôn ngoan trong đàm phán, chuẩn mực trong phát ngôn.
- Có khả năng tự học, tự nghiên cứu, dịch thuật các tài liệu nước ngoài.
- Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong việc giảng dạy và nghiên cứu.

VỀ THÁI ĐỘ
- Có tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; tin tưởng vào đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có ý thức tham gia các hoạt động xã hội và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân.
- Có đạo đức tốt, lối sống và tác phong mẫu mực; có trách nhiệm với sự nghiệp giáo dục.
- Có phẩm chất của người giáo viên nhân dân; có ý thức tích lũy và ứng dụng kiến thức mới trong giảng dạy.


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây